Trở Thành Một Nhà Ngoại Giao Thực Thụ

Những gì lớn lao vẫn dành cho những kẻ lớn lao, vực thẳm là dành cho kẻ sâu sắc, các sắc thái và rung động là dành cho kẻ tinh tế, nói tóm lại, mọi thứ hiếm hoi là dành cho số ít hiếm hoi! 
Trở Thành Một Nhà Ngoại Giao Thực Thụ
Ngoại giao là một kiểu nghệ thuật thương thuyết, ban đầu được phát triển để giải quyết những vấn đề giữa các quốc gia. Những người lãnh đạo đất nước thường rất nhạy cảm nếu trong các cuộc gặp gỡ các bên đụng chạm tới niềm kiêu hãnh của nhau, dẫn đến việc kích động sự giận dữ không đáng có và kết cục là những cuộc chiến tranh thảm khốc. Do vậy những người đứng đầu các quốc gia đã học cách gửi đi những vị sứ thần, với nhiệm vụ thương thảo những vấn đề bang giao một cách từ tốn, mềm mỏng, nhưng lại rất khách quan. Ngoại giao chính là một cách tránh đi những nguy cơ ra quyết định thiếu sáng suốt trong những thời khắc nước sôi lửa bỏng, căng thẳng bủa vây. Trong những cung điện nguy nga của mình, các ông vua rất có thể sẽ đập bàn quăng ghế và xỉ nhục danh tính của đối phương khi bất đồng chính kiến, nhưng trong một gian phòng hội kiến có sự góp mặt của các vị sứ thần mọi thứ sẽ được giữ bình ổn hơn. Người sứ thần sẽ khéo léo dùng ngôn từ của mình để dung hòa mọi thứ như: “Minh Chủ của chúng tôi tỏ ra khá là quan ngại về vấn đề này…”
Người làm ngoại giao hay làm công tác hòa giải luôn ghi nhớ trước hết một điều rằng: Chính những cảm nhận không được lắng nghe và không được tôn trọng trong các mối quan hệ đã khiến cho những người có liên quan sa sút đi nhiều năng lượng tích cực, và trong họ tích tụ những sự bực bội và ức chế. Chúng ta, những người trong các mối quan hệ xung đột, tranh cãi với nhau triền miên, ai cũng khư khư và cứng đầu với quan điểm của mình, các tiểu tiết luôn được lật lại để chứng minh rằng đối phương không bao giờ đoái hoài hay trân trọng con người mình. Nhưng ẩn sau những cuộc tranh cãi đó là những tâm hồn luôn khao khát mãnh liệt sự đồng cảm.
Chúng ta thường liên tưởng chuyện ngoại giao với các đại sứ quán hay tình hình chính sự đang diễn biến trong nước và quốc tế, nhưng thực sự ngoại giao cũng có thể hình dung một cách gần gũi là những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề thường nhật, đặc biệt ngay trong cơ quan làm việc, ngoài phố xá, thậm chí ngay cả khi ta đứng trước cửa phòng ngủ được đóng chặt của những người thân yêu, vì một lý do nào đó đang giận dỗi hay buồn tủi.
Ngoại giao là một nghệ thuật thấu đạt một ý tưởng nào đó mà không thiết phải dập tắt sự hứng khởi của ai đó hay bộc lộ một sự đau đớn quằn quại. Đó là việc ta cần tìm hiểu nhiều khía cạnh của bản chất con người, bởi đó có thể là những thứ cản trở sự đồng thuận và gây ra những xung đột. Ngoại giao là cam kết sẽ gỡ rối trong các mối quan hệ với các nhìn cởi mở và sự trân quý tuyệt đối.
Nhà ngoại giao hiểu rõ cốt lõi con người luôn muốn được tôn trọng, mặc dù không phải lúc nào họ cũng đồng tình với chúng ta nhưng họ sẽ tham gia giải quyết những vấn đề cùng chúng ta vì họ thực sự quan tâm tới góc nhìn của chúng ta tới sự việc đang diễn ra như thế nào. Họ biết ngay vấn đề nằm ở chỗ, hầu như mọi người đều cần được lắng nghe tiếng nói của bản thân. Quả thực, chúng ta sẽ cảm thấy được giải tỏa rất nhiều nếu phát hiện ra ai đó đang quan tâm tới những cảm nhận của mình. Do đó, nhà ngoại giao thực thụ sẽ nỗ lực hơn để đảm bảo việc duy trì trạng thái cân bằng trong các cuộc giao tiếp. Mọi điều nhỏ nhặt sẽ được nhượng bộ, bởi người ngoại giao hiểu những điều nhỏ nhặt ấy sẽ đẩy nhanh tới việc lời qua tiếng lại. Họ biết được những giá trị gì ẩn dưới các cuộc đụng độ liên quan tới tiền bạc hay đặc quyền và đặc lợi, liên quan tới những lịch trình hay các quy trình đang hiện hữu; từ những gì đang xảy ra họ cũng hiểu rằng, chỉ cần một sự vị kỷ không kiểm soát nào đó thôi, mọi thứ sẽ rối tung lên cả. Người làm công tác ngoại giao sẽ ra quyết định trao đổi các đồng tiền ngoại tệ nhạy cảm hiện nay không hề dè dặt, nhưng đó thường là quyết định đã được cân nhắc cẩn trọng để tránh cho việc lúc nào cũng phải chi trả quá giá trị cho những đồng tiền ngoại tệ đang được sử dụng rộng rãi.
Thường thấy trong một cuộc thương thảo với ai đó mục đích cần đạt được là khiến đối phương thay đổi theo một vài hướng có lợi cho mình: Khiến họ trở nên đúng hẹn, nhận thêm những rủi ro khi thực thi dự án, tăng sự cởi mở và hạn chế sự bảo thủ cực đoan. Nhưng nếu nói thẳng những ước muốn này ra thì rất khó để đạt được mục đích. Người làm ngoại giao hiểu rằng có một khoảng cách rất lớn giữa việc cho ai đó biết những vấn đề họ cần hiểu hơn để phát triển thêm và cách thức cụ thể làm thế nào để giúp họ thực sự phát triển. Bản thân chúng ta cũng thừa nhận những khó khăn của mình và luôn mong muốn hơn hết tất cả mọi thứ trên đời là nhận được Tình Yêu và Sự An Ủi, nhà ngoại giao hiểu hết tất cả những điều này, thậm chí họ biết rõ ràng chính nỗi sợ là yếu tố then chốt kìm chân con người. Và những bài học có giá trị lại sẽ không đến từ thứ có vị trí hoàn hảo mà sẽ được kể cũng bởi chính con người thành công cũng đang vật lộn đấu tranh với chính cuộc sống của họ. Những câu chuyện thực tế đó không phải là một điều gì đó dùng để chỉ trích, nó chỉ đơn giản để thể hiện ra ai thì cũng có những thiếu sót của mình và không việc gì phải ngại ngùng. Cách thể hiện này sẽ thân thiện hơn và có tính sư phạm hơn hẳn, ngay từ đầu cứ thẳng thắn với nhau: “Ừ, thì đấy, tôi cũng hoàn toàn bình thường, cũng nhiều nỗi buồn như ai…”
Trong thương thuyết, người ngoại giao sẽ không để cuốn vào việc kể lể các câu chuyện đao to búa lớn. Họ thường chú trọng những nơi phù hợp cho các hoạt động trao đổi khác nhau, nơi mà những lời nói dối khéo léo cũng có vị trí của chúng bên cạnh những câu chuyện chính sự. Họ hiểu rằng khi một diễn biến có tính địa phương nào đó được nhấn mạnh trong cuộc hội kiến, thì những giá trị quan trọng nhất của một cuộc gặp gỡ bang giao đáng lý cần được thảo luận nghiêm túc thì lại không còn được chú ý nữa. Nhà ngoại giao hoàn toàn có thể say sưa trò chuyện về một bảng báo cáo tài chính nào đó hay ung dung thưởng thức những miếng bánh được làm thủ công, những điều trên đều được diễn ra có chủ đích, không phải là che giấu điều gì mờ ám mà đó là cách nhà ngoại giao thực thụ thể hiện sự chắc chắn của mình trong những ý kiến họ đóng góp. Nghệ thuật ngoại giao chính là ở điểm sử dụng một lời nói dối nhỏ để bảo hộ cho những sự thật to lớn. Họ khẳng khái với những sự thật không thể chối cãi, nhưng vẫn âm thầm quan sát đối phương, thỉnh thoảng vẫn thả một vài câu nói dối nhẹ nhàng, còn đối phương thì không tài nào có thể đoán bắt nổi họ đang nghĩ gì.
Một phẩm chất của một nhà ngoại giao chính hiệu là luôn giữ được nét mặt bình thản ngay cả khi bị đối phương cư xử không đúng mực: Đối phương nổi nóng, buộc tội ẩu tả, hay những lời xỉa xói ti tiện. Họ không bao giờ để bụng những hành vi như vậy, mặc dù chính xác chúng được vung ra để nhắm vào chính họ. Như một bản năng, họ chỉ tập trung đưa ra những lời giải thích hợp lý, trong tâm trí của họ lúc ấy đào thải ngay những dấu hiện bất ổn bằng hình ảnh của những người thương yêu. Họ hiểu rõ chính mình cần buông bỏ những gì để không phải kiệt sức và mắc kẹt trong sự chán chường. Họ không bao giờ phán xét một vấn đề đang diễn ra sôi nổi một cách chủ quan, vì họ biết đó là cách làm của những người thiển cận và nông cạn. Những cá nhân thích đập bàn phô trương thanh thế này kia lại chính là những kẻ hay lo lắng và hoảng sợ ở bên trong, đối diện với những người này nên dùng đến sự cảm thông chân thành thay cho sự ghẻ lạnh.
Nhà ngoại giao luôn cảm nhận những thời điểm cần thiết để bước chân vào cuộc thảo luận. Họ như kiểu một người thầy không cố gắng giảng bài ngay thời khắc vừa bước vào lớp học, họ chờ tới thời điểm tự cả lớp nhận thức được là mình cần được nghe giảng. Những lúc như vậy, họ sẽ xoa dịu đi những cái đầu nóng và trình bày quan điểm theo cái cách rất độc đáo của riêng họ. Đối diện với những người thích chỉ trích cay nghiệt, người làm ngoại giao không phản kháng hay tỏ ra nao núng, họ lịch thiệp đưa ra một lời mời dùng bữa trưa. Họ dập tắt những lời chì chiết nặng nề vô căn cứ cũng đầy nhẹ nhàng, bằng một cái gật đầu đồng thuận rằng đôi lúc trong cuộc sống họ cũng hay tự xỉ vả bản thân mình như thế. Họ luôn vững vàng hiên ngang và không bao giờ mất sự chú ý tới bản chất sâu xa của vấn đề cần được bàn luận. Họ trân trọng những điều tốt hơn đang diễn ra khi họ biết được rằng trong quá khứ đó là một điều không mấy tốt đẹp.
Sự thật là tính hợp lý trong phong thái của một người làm ngoại giao được dựng xây trên nền tảng của sự bi quan. Nhà ngoại giao hiểu bản chất “con” trong mỗi con người như thế nào, nếu không kiểm soát cái phần đó đàng hoàng nó sẽ dễ dàng tàn phá những cuộc hôn nhân, những vụ làm ăn, tình bạn và cả xã hội nữa. Tính hài hước của họ trong việc giải quyết các vấn đề cho thấy sự từng trải của họ trước đây, họ biết tìm ra giải pháp để nuốt trôi đi nỗi buồn ngay khi từ khi nó mới chớm xuất hiện. Những người làm ngoại giao sẽ thôi những lý tưởng của mình, không phải bởi đó là điểm yếu của họ mà đó là sự sẵn sàng trưởng thành, chấp nhận thỏa hiệp như một yêu cầu thiết thực để có thể xoay sở trong một thế giới không hề hoàn hảo.
Nhà ngoại giao thực thụ thường rất nhã nhặn, họ vẫn thẳng thắn và giữ được vẻ điềm đạm như thế ngay cả khi phải đưa ra những tin tức bất lợi. Chúng ta thì thường lại lảng tránh hay rụt rè trong việc đưa ra các quyết định lúc khẩn thiết, vì chúng ta không muốn đánh mất đi hình ảnh của mình trong mắt người khác khi nhỡ đâu những quyết định ta đưa ra là sai lầm, chính điều này lại khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đáng lẽ chúng ta nên thôi hợp tác với một đội nhóm mà dự án họ đang triển khai không còn hiệu quả nữa, nhưng thay vì như thế ta lại ngập ngừng và do dự không thể nói thẳng ra được. Bởi ta ta đã bị hiệu suất làm việc của họ trước đây thuyết phục mạnh mẽ, và dự án này đã được thảo luận rất sôi nổi bởi những người cấp trên. Chúng ta vẫn để mọi thứ diễn ra và hy vọng rằng sự tử tế của ta sẽ được đền đáp, đó lại là một sai lầm. Chúng ta phải hiểu rằng, đôi khi sự tử tế được thể hiện ra không phải lúc nào cũng khiến mọi người ấm áp, ngay lúc đó họ có thể thất vọng, nhưng đó là cách chúng ta giúp họ điều chỉnh lại để quay trở về với tình hình thực tại. Nhà ngoại giao thực thụ sẽ có những nước đi rõ ràng và sắc sảo, loại bỏ những điều viễn vông không cần thiết, họ chấp nhận những thái độ thù địch, bởi họ biết một khi đã dám dấn bước tiến lên thì kiểu gì cũng bị ghét, họ đủ tỉnh táo để không ngán ngẩm điều đó.
Nhà ngoại giao thành công vì họ luôn thực tế, họ hiểu rõ bản chất loài người chúng ta từ xa xưa đến nay luôn là những sinh vật phi lý trí, nhiều nỗi sợ, nhiều khiếm khuyết; một giống loài có xu hướng đổ lỗi không thực sự công bằng, loài người thường ngộ nhận về chính nỗi đau của họ và phản ứng lại sự chỉ trích rất tiêu cực, cho dù đó là những lời chỉ trích chuẩn xác; nhưng họ cũng luôn kỳ vọng vào khả năng bản thân có thể tiến bộ khi những trở ngại trong cuộc sống của họ được ghi nhận và giải tỏa một cách toàn diện bởi sự trấn an, thấu hiểu chính xác và sự tôn trọng. Việc diễn ra các hoạt động ngoại giao dạy chúng ta rằng những điều tốt đẹp có thể được hoàn thành khi thực hiện những cuộc dàn xếp cần thiết, nơi có sự tham gia của nhiều khía cạnh bản chất con người; đôi khi là rối rắm, đôi khi lại vô cùng nhạy cảm và không đáng tin cậy.
Link gốc: How to Be Diplomatic
https://www.theschooloflife.com/thebo…/how-to-be-diplomatic/
Nguồn bài, ảnh: Net.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.