“THIỆN TAI!”, “THIỆN TAI!”, PHẢI CHĂNG CHỮ “TÁC ĐÁNH CHỮ TỘ”???


“THIỆN TAI!”, “THIỆN TAI!”, PHẢI CHĂNG CHỮ “TÁC ĐÁNH CHỮ TỘ”???

Ngày nay rất nhiều người khi gặp những điều ngang tai trái mắt, không hợp đạo thường thốt lên câu cảm thán cửa miệng của Phật gia “thiện tai! thiện tai!” mà không biết mình vừa khen những việc làm đó. Thậm trí có một số vị khoác áo thầy tu cũng sử dụng câu này với ý trên, thật là trớ trêu.
Vậy nguồn gốc của câu “thiện tai” như thế nào?
Theo Nguoiphattu – “Thuở Phật còn tại thế, để tán thán những việc làm thiện lành của đồ chúng, tín chúng hay bất cứ ai, Đức Phật thường phán: "Sadhu!", như một lời khích lệ, tán dương, chứng minh công đức vậy.
Câu kệ Sadhu xuất phát từ ngôn ngữ Ma Kiệt Đà (Pali) dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Lành thay, Tốt đẹp, Thiện sự mỹ mãn.
Trong chú giải Pali danh từ Sadhu chỉ được sử dụng cho các pháp thiện.
Ví dụ: Người con đi làm phước bố thí trong dịp Vu lan báo hiếu về thưa với cha mẹ việc làm thiện sự, người mẹ tuỳ hỷ với công đức của con mới thốt lên lời Sadhu, lành thay - tuỳ hỷ với pháp thiện nơi con.
Thuở Phật còn tại thế, để tán thán những việc làm thiện lành của đồ chúng, tín chúng hay bất cứ ai, Đức Phật thường phán: "Sadhu!", như một lời khích lệ, tán dương, chứng minh công đức vậy. Sadhu tiếng Phạn (Pàli), âm Hán Việt là Thiện Tai!, nghĩa thuần Việt là Lành thay! cũng có nghĩa là Tốt lắm! Rất hay ! v.v...nghĩa khác là Thiện sự mỹ mãn.
Về sau từ Lành Thay ! thường được các vị tôn túc dùng để tán trợ, khen tặng cho các việc thiện sự của các đệ tử, tín chủ như một sự chứng minh công đức và chúc tụng.”
Chữ TAI (âm hán), ngoài các nghĩa khác ra còn có 2 nghĩa liên quan đến bài viết này.
- 災 danh từ chỉ tai họa, tai nạn, tính từ chỉ gặp phải tai nạn, tai họa.
- 哉 dùng làm trợ từ biểu thị sự cảm thán như vậy thay, thay.
Như vậy từ “thiện tai” (善災) chính là để chỉ thiện nạn, quả là tối nghĩa! Còn 善哉 “thiện tai” (âm hán) này chính là lành thay (thuần Việt).
Trong nghiên cứu phong thủy có một tác phẩm cổ nhắc đến chữ “tai” của mở đầu kinh văn: “Đại tai! cư hồ thành bại sở hệ”- “nguy tai! táng dã hưng phế du quan” (大哉居乎成敗所係.危哉葬也興廢攸關). Vậy mà có một số đại sư vẫn cứ “thiện tai! thiện tai!” hoài, chắc chưa được học câu kinh văn trên chăng?

Nguyễn Tiến Dũng

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.