DƯỠNG ẨM SAO CHO ĐÚNG



Đối với chuyên khoa da liễu, sử dụng mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da cực kì phổ biến. Không chỉ giúp làm đẹp, chất dưỡng ẩm còn hổ trợ điều trị trong các bệnh lí làm da khô như viêm da cơ địa, vảy nến, lichen... Hi vọng bài viết này giúp các bác sĩ lựa chọn được đúng dưỡng ẩm phù hợp cho bệnh nhân của mình.



Vì sao cần dưỡng ẩm?


Da con người có 3 lớp, lớp ngoài cùng gọi là lớp thượng bì ( epidermis), trong thượng bì lại có các lớp nhỏ và tận trên cùng là lớp sừng ( stratum coneum) đây là lớp mà bạn nhìn thấy. Lớp này chứa các tế bào sừng là những tế bào có các chất để giữ nước. Khi da bạn đủ nước sẽ nhìn rất mướt và mềm mại. Ngoài ra nước còn giữ vai trò kiểm soát các enzyme làm cho quá trình thay da( desquamation) diễn ra bình thường. Nếu không có nước, các tế bào sừng sẽ tụ lại và bong ra không trật tự, làm hình thành các mảng tróc vảy mất thẩm mỹ và có thể gây đau, ngứa.
Không phải da ai cũng đủ nước tự nhiên, vì thế kem dưỡng ẩm ra đời để hổ trợ cho các làn da khô, da dầu thiếu nước.

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm (moisturizer) sẽ có nhiều thành phần khác nhau nhưng có 3 thành phần cần lưu ý nhất: khoá ẩm ( occlusives), cấp ẩm ( humectants) và làm mịn ( emolient).
- Chất khoá ẩm: đây như một lớp lá chắn để giữ nước trên da, tránh bốc hơi. Siêu tuyệt vời nhất là Petrolatum, lanolin, mineral oil, silicons, cồn béo ( cetyl alcohol), lecithin, paraffin và acid stearic, vegetable oils. Nhược điểm các loại này thường làm da như bôi mỡ và khá bí nếu bạn có làn da dầu.
- Chất cấp ẩm: chất này như một thỏi nam châm thu hút nước, nước từ các lớp khác của da và từ không khí bên ngoài sẽ bị hút về giúp bề mặt da láng mịn. Tuy nhiên, khi độ ẩm không khí thấp như hiện nay hoặc ở vùng lạnh thì lượng nước được hút chủ yếu sẽ từ các lớp sâu của da nhiều hơn là từ không khí. Vì lẻ đó, dù có bôi dưỡng ẩm thì da bạn vẫn cứ cảm giác khô căng vì nước không chỉ bị bốc hơi đi mà còn kéo nước ở các lớp sâu làm da ngày càng khô hơn. Các chất này thường gặp là: Glycerin, hyaluronic acid, mật ong, panthenol, sorbitol, urea.
- Chất mịn da: chất này thì không liên quan trực tiếp đến nước nhưng lại giúp da mịn do lắp đầy khoảng trống giữa các tế bào sừng. Điển hình là: ceramide, elastin, collagen, bơ.
Tóm lại: khi nhìn vào một loại chất được quảng cáo là dưỡng ẩm, các bạn cần đọc thành phần và xem làn da, khí hậu lúc đó để chọn loại phù hợp nhất.
-Trần Huỳnh Anh Thư-


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.