Bị viêm họng uống lá củ gì tốt cho bệnh này?
Tôi hay bị viêm họng quá bác ạ. Có lá, củ gì tốt cho bệnh này ko bác?
Anh
lấy lá sả nấu thành nước (không cần liều lượng), nặn chanh vào và cho thêm mật
ong rừng, uống vài ngày sẽ khỏi, uống thường xuyên có thể ngừa và trị tất cả
các bệnh về họng và phổi.
Cảm
sốt kèm theo ho có thể uống cái này mà không cần dùng thuốc.
Cách
tốt nhất là lấy chanh trái cấp đông rồi dùng bào bào mịn cho vào nước lá sả
thay vì nặn chanh (bào nguyên trái, cả vỏ, chỉ bỏ hạt).
Sở
dĩ nên cấp đông vì làm vậy khi bào sẽ giải phóng cao nhất các phân tử chanh.
Trước
đây tôi viêm họng và viêm phế quản mãn tính, ho triền miên, từ khi uống cái này
căn bản không còn ho nữa, dù tôi rất lười biếng uống.
Nhớ
uống nóng nhé.
HHV fb
18 tác dụng tuyệt vời của Cây Sả trong chữa bệnh
Cây sả là gì
Còn có tên gọi khác là sả chanh, hương mao, có sả,… Tên khoa học
là Cymbopogon citratus (DC) stapf, thuộc họ Lúa (Poaceae). Còn một loại nữa là
sả Java tên gọi khác là sả đỏ, sả xòe, tên khoa học là Cymbopogon winterianus.
Sả chanh là dạng cây bụi sống lâu năm, thân cao 1-1,5m, thân rễ
trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1m, hẹp, các bẹ lá cuốn chặt vào
nhau, mép lá sờ vào hơi nhám, khi vò có mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông,
có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhỏ không có cuống.
Sả Java cũng mọc dạng bụi, cao 2m nhưng thân gốc có màu hồng
hoặc đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm. Lá thuôn dài
có mép lá nhám, màu xanh, khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá, các bẹ lá
quấn chặt lấy nhau bao bọc lấy cây. Hoa mọc thành chùm thẳng đứng.
Phân bố và thu hái sả
Sả
chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều ở các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc nước ta. Sả Java có từ đảo Java
ở Indonexia, ngày nay trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Madagascar,…
Hái lá tươi để làm nguyên liệu chính cất tinh dầu. Thân sả
thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hóa học của sả
Sả được
trồng chủ yếu để lấy tinh dầu có thành phần là geraniol, citronella và
citronellol và citra chiếm 65-85%.
Trong đông y, sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm
ấm bụng, kích thích tiêu hóa, thông khí, sát trùng và tiêu đờm.
Cây sả có tác dụng gì
1.
Trị ho
Lấy rễ sả 250g, tô tử 250g, sinh khương 250g và trần
bì 250g. Tất cả đem giã nát, rồi ngâm với rượu 40 độ để được 200ml. Lấy bách bộ
bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô đủ 500g, mạch môn bỏ lõi 300g, tang bạch bì
200g sao mật. Tất cả đun với nước để được 300ml cao lỏng. Trộn đều cao lỏng và
rượu với nhau, mỗi lần uống 10ml, ngày 2-3 lần.
2.
Giảm cân
Sả đập dập, chanh tươi thái lát, cho vào nồi đun sôi. Sau đó lọc
lấy nước, để nguội bớt rồi pha vào một chút mật ong. Bạn nên uống vào buổi sáng
sớm. Sả có tác dụng đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất nên sẽ
hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
3.
Giải cảm
Cho lá sả, lá kinh giới, lá tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, ngải
cứu. Ngoài ra có thêm lá tre đun sôi nước rồi trùm chăn kín để xông. Hoặc có
thể dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, lá ổi, lá tía tô nấu nước, lấy riêng một cốc,
nước còn lại dùng để xông, xông xong thì uống cốc nước rồi đắp chăn nằm nghỉ.
4.
Giải rượu
Dùng một vài củ sả rửa sạch, giã nát cùng với ít nước lọc, gạn
lấy 1 cốc nhỏ. Sau khi xong thì cho người đang say uống. Người đó sẽ nhanh
chóng tỉnh và giảm đau đầu hiệu quả.
5.
Chữa ho do cảm cúm, cảm lạnh
Lấy 40g củ sả, 30g củ gừng, rửa sạch, giã nát nấu với 650ml nước
trong 10 phút. Sau đó lọc lấy nước rồi thêm đường vào nấu thành cao. Khi sử
dụng, mỗi lần lấy 1 thìa ngậm và nuốt dần.
6.
Trị cảm sốt, không ra mồ hôi do phong hàn
Cho lá chanh, lá sả, lá bưởi, húng chanh, hương nhu, ngải cứu,
bạc hà, kinh giới, mỗi loại 4-6g. Sau đó đun nước sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.
7.
Giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu thực
Lấy 30g lá sả tươi rửa sạch, nấu với 1 lít nước trong 5
phút, để nguội và uống.
8.
Chữa nhức đầu
Cho lá sả, tía tô, kinh giới, ngải cứu và củ tỏi đập dập rồi nấu
nước xông.
9.
Khử hôi miệng
Lấy củ sả non rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Mỗi lần
dùng 10g ngâm với nước nóng rồi lấy nước để súc miệng.
10.
Làm đẹp da
Cho sả đập dập, vài lát chanh, lá tía tô hoặc kinh giới cùng một
chút muối vào đun sôi rồi cho ra bát, đưa mặt về hướng hơi bay ra để xông, sau
đó rửa lại mặt bằng nước lạnh.
11.
Chữa rối loạn tiêu hóa
Cho 30-50g sả tươi đun sôi lấy nước, pha thêm đường, uống khi
còn nóng, ngày 2-3 lần.
12.
Trị chứng đầy bụng
Lấy 10g mỗi thứ gồm lá sả, vỏ bưởi, mộc thông, trạch tả, cỏ bấc,
hồi hương cùng 5g quế, 2g bồ hóng, 2g diêm tiêu, 0,05g xạ hương, đem sắc cách
thủy với 200ml nước trong 15-20 phút, chia uống 2 lần sau bữa ăn trong ngày.
Liệu trình 2 ngày.
13.
Chữa phù nề chân, đái rắt
Dùng lá sả 100g, rễ cỏ xước 50g, bông mã đề 50g, rễ
cỏ tranh 50g, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Cho vào ấm đun sôi với 400ml nước
cho đến khi còn 100ml, uống 2 lần trong ngày. Liệu trình 3-4 ngày.
14.
Trị gàu
Lấy 30g mỗi vị gồm lá sả, lá bưởi, lá hương nhu rửa sạch, đun
nước, để nguội rồi dùng nước gội đầu, gội 1 tuần 2 lần, vừa sạch gàu vừa làm
mềm và thơm tóc.
15.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng
Bài
thuốc 1: Dùng 10g rễ sả, 8g củ gấu, 8g vỏ rụt, 6g trần bì, 6g hậu
phác, tất cả đem sắc với 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát, uống vào buổi sáng
khi thuốc còn ấm, dùng liền trong 2 ngày.
Bài
thuốc 2: Cho 10g rễ sả, 8g búp ổi, 8g củ riềng già, thái nhỏ, sao
sơ qua rồi cho vào đun sôi với 200ml nước, cho đến khi còn 50ml, uống sau khi
ăn.
16.
Giảm đau
Lấy một lượng tinh dầu xả trộn với gấp đôi dầu dừa rồi
massage lên vùng đau như đau khớp, đau cơ,… sẽ nhanh chóng giảm đau.
17.
Giảm huyết áp
Khi huyết áp tăng có thể uống một cốc nước sả hoặc một cốc nước
trái cây thêm sả sẽ nhanh chóng hạ huyết áp.
18.
Ngăn ngừa ung thư
Bổ sung sả vào các món ăn hàng ngày hoặc giã nát lấy nước
uống.
Lưu ý khi dùng sả
·
Sả có tính ấm nên chỉ dùng để trị các chứng bệnh do hư hàn.
·
Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ lam hao khí và tâm dịch
nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra không nên
dùng sả.
·
Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh
nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.
Leave a Comment