NHỮNG MÓN ĂN DÀNH CHO GÁI ĐẺ
(Trong các gia đình thị dân Hà Nội cũ, không phải là trong thời bao cấp, chiến tranh) .
Biết tin con gái đã được chồng đưa vào nhà hộ sinh chờ giờ sinh cháu, bà Mùi chộn rộn lắm. Bởi vì đây sẽ là đứa cháu đầu của bà. Vội vàng nhờ ông nhà trông hộ nồi cá quả đang kho lui riu trên bếp, bà Mùi tong tả chạy ra chợ.
Trước nhất là phải mua ngay cân cam, tất nhiên là loại cam ngọt, để vắt nước cho con uống cho mát, lấy hơi lấy sức mà rặn đẻ. Chứ sau khi sinh, phải kiêng nước cam ít ngày rồi mới được uống lại, kẻo sợ ghê răng, lạnh bụng.
Thứ hai là kiếm cho được chục trứng gà tươi, trứng gà ri ta ấy, để luộc sẵn mấy quả, đến khi con gái rời bàn đẻ, đã có thức ăn bồi dưỡng ngay. Trứng gà vừa lành vừa bổ, là thức ăn hợp nhất cho gái đẻ sau khi sinh. Các cụ còn dạy rằng, ăn như thế thì chặt dạ con, không biết có phải? Nhưng cổ lệ như thế, thì ta cứ theo.
Thứ ba là phải mua gì nhỉ?... Bà Mùi đang cố nhớ lại những món ăn mà bà cụ thân sinh đã sắp sửa cho bà khi bà sinh con so cách đây đã trên hai chục năm... A, mua lấy mấy lạng thịt thăn nõn, đem về thái to bản, ướp nước mắm ngon và hạt tiêu, nướng trên than hoa cho xem xém vàng, rồi rim mặn trong nước mắm cho khô khô. Món ấy cho gái đẻ ăn bữa đầu với cơm gạo quê thổi thật xuê và mấy ngọn rau muống luộc, thì vừa ngon vừa lành.
Đấy, mà nước rau muống luộc cho gái đẻ, thì không được đánh dấm quả chua sấu, muỗm hay chanh, me, như cho nhà ăn thường ngày, kẻo con nó dễ đau bụng đi ngoài. Chỉ có mua qủa cà chua hồng, thả thêm vào cho thanh ngọt nước rau thôi.
Vừa đi vừa nghĩ ngợi, tính toán, không mấy lúc bà Mùi đã ra đến chợ. Gặp bà hàng khô quen bao năm, bà không giấu nổi niềm vui, khoe rằng con gái đã vào nhà hộ sinh, ngôi thai thuận, chắc là sắp đến đến giờ sinh rồi, bà chỉ chạy ra chợ một lát thôi còn mau chóng vào nhà hộ sinh trông đỡ.
Bà hàng khô tươi cười nhặt luôn cho bà chục trứng gà mới rời ổ, còn hồng hồng màu phấn. Lúc bà Mùi quày quả toan đi ngay, bà hàng còn kịp giúi thêm gói hạt tiêu thơm, và gói bột nghệ nguyên chất, kèm theo lời dặn là khi kho thịt thì cho thêm vào, để con gái ăn đẹp da và bổ máu. Còn dặn với theo:
- Lúc nào vội thì dùng bột nghệ. Lúc nào thư thả cứ nghệ tươi thái lát, nó có nhựa, ăn tốt hơn nhiều .
Hôm đón con gái và cháu ngoại từ nhà hộ sinh về nhà theo phong tục cổ truyền “ Con so về nhà mẹ, con dạ về nhà chồng”, bà Mùi vui vẻ lắm. Bà thịt một con gà mái ghẹ, chặt những miếng thịt nạc, thái thêm mươi lăm lát nghệ tươi vàng ươm, đem kho nước mắm gừng hạt tiêu. Cổ cánh xương xẩu bà đem ninh kỹ, hớt bỏ váng mỡ, lấy nước trong nấu bát canh rau ngót cho con ăn cơm.
Cơm sáng thì vậy, nhưng đến chiều thì bà đổi bữa cho con ăn đỡ chán miệng. Nghe nói có món rau củ khởi cũng rất hợp cho gái đẻ, lại phòng được bệnh ho, bà đã dặn bà hàng lá Đại Yên quen từ thời cụ thân sinh ra bà con tại thế, kiếm cho một mớ, chiều nấu canh thịt lợn nạc cho con ăn cùng thịt bò kho gừng hạt tiêu. Đương nhiên nhất định phải là thịt bò chính hiệu, chứ mua hàng lạ, nhỡ vớ phải miếng thịt trâu mà gái đẻ ăn phải thì lạnh dạ mà đi ngoài. Bà hàng lá còn mau mắn bày thêm rằng, nhớ mà tránh mua rau cải dù là cải xanh, cải trắng hay củ cải. Nhất là dưa chua. Không thì gái đẻ ăn dễ bị đi giải nhiều, nhất là khi về già, có lúc chạy không kịp. Chán ra thì ăn đổi bữa bằng xu hào, khoai tây, cà rốt, bắp cải, nhưng thỉnh thoảng thôi.
Hoa quả tráng miệng thì cứ chuối tiêu, đu đủ chín, hồng xiêm cho lành
Đấy mà hôm trước, sợ trời đang sầm sì mưa bão, bà cũng đã mua sẵn nửa cân thịt nạc thăn lợn luộc kỹ rồi giã ruốc, dim với nước mắm ngon, để dành ăn khi nhỡ buổi chợ. Bà hàng khô còn cẩn thận gói thêm cho bà Mùi lạng trứng cáy khô, dặn rằng hoặc để chưng nước mắm, hoặc để nấu canh rau muống, rau đay cho gái đẻ ăn thì rất trôi cơm, lợi sữa. Rồi bà hàng mách thêm:
-Hễ muốn đổi bữa cho gái đẻ, thì có thể cho ăn tôm rang mặn, đậu phụ kho tương, hay cá quả, cá bống, cá chép, cá thu kho nước mắm, hạt tiêu, gừng nghệ. Nhớ đừng mua cá mè, cá ngừ, dễ gây lạnh bụng, dị ứng. Cá phải kho thật kỹ, chớ cho thêm mỡ màng, kẻo gái đẻ còn yếu dạ, dễ sinh đau bụng đi ngoài. Làm các thức ăn cho gái đẻ, phải tránh các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, kẻo vừa làm nóng dạ mà lại gây cay sữa, nồng hơi, trẻ nó chê không bú mẹ đấy.
Bà hàng tôm cá kế bên tươi cười góp chuyện:
- Khoan, đừng cho con gái ăn rươi hay ăn nhộng nhé. Những thức ăn ấy chỉ bổ với người thường, chứ với gái đẻ thì sinh đầy bụng đấy. Tục ngữ có câu: “ Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng” là thế.
Tối tối, bà mẹ chồng sang thăm con dâu, cháu nội, bữa đem cho bát gà giò hầm tam thất, bữa đem cho âu cháo gạo nếp hầm móng giò, thông thảo ý dĩ hay hầm đu đủ xanh , cho con dâu bổ máu, nhiều sữa. Chứ gà tần ngải cứu, chỉ hợp với người máu lạnh. Người máu nóng ăn ngải cứu, dễ mất sữa.
- Hay hôm nào con thích ăn xôi nếp với giò lụa kho, để mẹ đem sang cho. Nếp cho gái đẻ tăng nguồn sữa nuôi con, từ đời ông bà cụ kỵ vẫn truyền lại thế. Hôm nào con chán ăn rau thì để mẹ kiếm cho cái hoa chuối hột, nhờ bà ngoại luộc cho , ăn cũng mát dạ mà lại lợi sữa lắm, có phải không bà ngoại?
Bà Mùi tủm tỉm cười nối lời bà thông gia:
- Ấy tôi còn nghe nói, rau diếp xoăn làng Láng nấu canh giò sống hay thịt nạc, cũng lợi sữa lắm, thời tôi ở cữ mẹ cu bé này, cụ ngoại vẫn nấu cho ăn, mà sao bây giờ đi chợ nào cũng chẳng có?
Bà thông gia bẽn lẽn:
Ấy, bà có nhắc tôi cũng mới nhớ ra. Sinh nở lâu quá rồi, bao nhiêu điều các cụ dặn ngày xưa, cũng quên mất nhiều. Để mai tôi lên chợ Hàng Bè hay chợ Hàng Da, gặp bà rau Láng nào, thử đặt sẵn, may ra có đấy. Còn chân chó đen hay chân dê, bây giờ lại sẵn lắm, kiếm lúc nào cũng được, lúc nào tiện, tôi làm sẵn đem sang để bà nấu cháo cho mẹ cu. Chao, nước vối thơm quá, bà cho tôi xin thêm chén nữa, mẹ cu hàng ngày cứ uống nước vối như thế này là cũng lợi sữa đấy! không thì nước chè tươi cũng được, nhưng nước chè cũng chẳng bằng nước vối đâu, phải không bà ?
- Vâng, các cụ dặn câu nào cứ là chắc câu ấy, bà ạ.
Thi thoảng, bà con xóm láng họ hàng qua chơi, người đem cho nải chuối tiêu trứng cuốc, người đem trái đu đủ chín cây, hoặc chục hồng xiêm Xuân Đỉnh. Thế là hợp lắm đấy. Chứ còn gái đẻ nhất thiết phải kiêng các thứ hoa quả chua chát như mận, mơ, nhót, muỗm... ăn dễ tháo dạ. Lại hễ chưa đến tuổi già, hai hàm răng đã ghê hết, cắn phải hạt sạn nhỏ, cũng đủ nổi da gà, ăn không thấy gì là ngon cả.
Có bà còn đáo để vừa dạy dỗ, vừa đay đả thêm:
- Gái đẻ trước lúc cho con bú , phải nhớ ăn thật no, thì sữa mới tốt và vú không bị teo chảy thành vú mướp. Cứ dỗi chồng hay mải việc, không ăn cơm, con khóc vội vàng ấn ti vào miệng con. Nó thì rút hết gan hết ruột. Vú thõng thượt vắt vai, thì bảo sao chồng nó lại chả mau chán.
Bà bên cạnh vuốt quết trầu, đế thêm:
- Mà lúc cho con bú phải ngồi thẳng lưng, dựa lưng thành giường cho chắc, đừng có vừa cho bú vừa mải ngắm nghía con. Xương thịt mẹ còn bấy bớt, má thì chảy xuống, mắt sụp, lưng còng mau, đừng có trách bảo sao chóng già.
Cô con gái bà hàng xóm thì rúc rích cười:
-Cứ ăn cơm cho no lấy sữa cho con bú, không việc gì phải ngượng. Ở nhà ngoại, ngại gì chứ. Trước chị còn ăn 5 bát cơm đầy mà cu bú hai lượt đã đói meo. Cai sữa thì tha hồ tập luyện giữ vóc dáng, chả muộn đâu em ơi
Khay cơm cho con gái vừa được đem lên có đĩa tôm rang đỏ au cùng bát canh trứng cáy nấu rau đay xanh mát. Bên cạnh là bát đu đủ xanh hầm móng giò nóng sực. Mùi cơm gạo tám nóng hổi bốc hương thơm phức.
Bà Mùi mau mắn đón cháu và mời khách ra bàn nước ngồi chơi cho mẹ cháu ăn cơm cho tự nhiên . Những câu chuyện kiêng cữ, ăn uống,tắm gội vẫn cứ nở như ngô rang.
Thức ăn gái đẻ theo phong tục cổ của người dân đồng bằng trung du Bắc bộ bao đời nay duy chỉ quẩn quanh có vậy. Nhưng các cụ ta cho thế đã là khá lắm rồi. Cốt lấy sự lành bụng, lợi sữa là chính. Bởi thế còn truyền lại cho con cháu câu tục ngữ ; “ Hay ăn miếng ngon, chồng con giả người”. Các cô đã nhớ chưa?
Trước nhất là phải mua ngay cân cam, tất nhiên là loại cam ngọt, để vắt nước cho con uống cho mát, lấy hơi lấy sức mà rặn đẻ. Chứ sau khi sinh, phải kiêng nước cam ít ngày rồi mới được uống lại, kẻo sợ ghê răng, lạnh bụng.
Thứ hai là kiếm cho được chục trứng gà tươi, trứng gà ri ta ấy, để luộc sẵn mấy quả, đến khi con gái rời bàn đẻ, đã có thức ăn bồi dưỡng ngay. Trứng gà vừa lành vừa bổ, là thức ăn hợp nhất cho gái đẻ sau khi sinh. Các cụ còn dạy rằng, ăn như thế thì chặt dạ con, không biết có phải? Nhưng cổ lệ như thế, thì ta cứ theo.
Thứ ba là phải mua gì nhỉ?... Bà Mùi đang cố nhớ lại những món ăn mà bà cụ thân sinh đã sắp sửa cho bà khi bà sinh con so cách đây đã trên hai chục năm... A, mua lấy mấy lạng thịt thăn nõn, đem về thái to bản, ướp nước mắm ngon và hạt tiêu, nướng trên than hoa cho xem xém vàng, rồi rim mặn trong nước mắm cho khô khô. Món ấy cho gái đẻ ăn bữa đầu với cơm gạo quê thổi thật xuê và mấy ngọn rau muống luộc, thì vừa ngon vừa lành.
Đấy, mà nước rau muống luộc cho gái đẻ, thì không được đánh dấm quả chua sấu, muỗm hay chanh, me, như cho nhà ăn thường ngày, kẻo con nó dễ đau bụng đi ngoài. Chỉ có mua qủa cà chua hồng, thả thêm vào cho thanh ngọt nước rau thôi.
Vừa đi vừa nghĩ ngợi, tính toán, không mấy lúc bà Mùi đã ra đến chợ. Gặp bà hàng khô quen bao năm, bà không giấu nổi niềm vui, khoe rằng con gái đã vào nhà hộ sinh, ngôi thai thuận, chắc là sắp đến đến giờ sinh rồi, bà chỉ chạy ra chợ một lát thôi còn mau chóng vào nhà hộ sinh trông đỡ.
Bà hàng khô tươi cười nhặt luôn cho bà chục trứng gà mới rời ổ, còn hồng hồng màu phấn. Lúc bà Mùi quày quả toan đi ngay, bà hàng còn kịp giúi thêm gói hạt tiêu thơm, và gói bột nghệ nguyên chất, kèm theo lời dặn là khi kho thịt thì cho thêm vào, để con gái ăn đẹp da và bổ máu. Còn dặn với theo:
- Lúc nào vội thì dùng bột nghệ. Lúc nào thư thả cứ nghệ tươi thái lát, nó có nhựa, ăn tốt hơn nhiều .
Hôm đón con gái và cháu ngoại từ nhà hộ sinh về nhà theo phong tục cổ truyền “ Con so về nhà mẹ, con dạ về nhà chồng”, bà Mùi vui vẻ lắm. Bà thịt một con gà mái ghẹ, chặt những miếng thịt nạc, thái thêm mươi lăm lát nghệ tươi vàng ươm, đem kho nước mắm gừng hạt tiêu. Cổ cánh xương xẩu bà đem ninh kỹ, hớt bỏ váng mỡ, lấy nước trong nấu bát canh rau ngót cho con ăn cơm.
Cơm sáng thì vậy, nhưng đến chiều thì bà đổi bữa cho con ăn đỡ chán miệng. Nghe nói có món rau củ khởi cũng rất hợp cho gái đẻ, lại phòng được bệnh ho, bà đã dặn bà hàng lá Đại Yên quen từ thời cụ thân sinh ra bà con tại thế, kiếm cho một mớ, chiều nấu canh thịt lợn nạc cho con ăn cùng thịt bò kho gừng hạt tiêu. Đương nhiên nhất định phải là thịt bò chính hiệu, chứ mua hàng lạ, nhỡ vớ phải miếng thịt trâu mà gái đẻ ăn phải thì lạnh dạ mà đi ngoài. Bà hàng lá còn mau mắn bày thêm rằng, nhớ mà tránh mua rau cải dù là cải xanh, cải trắng hay củ cải. Nhất là dưa chua. Không thì gái đẻ ăn dễ bị đi giải nhiều, nhất là khi về già, có lúc chạy không kịp. Chán ra thì ăn đổi bữa bằng xu hào, khoai tây, cà rốt, bắp cải, nhưng thỉnh thoảng thôi.
Hoa quả tráng miệng thì cứ chuối tiêu, đu đủ chín, hồng xiêm cho lành
Đấy mà hôm trước, sợ trời đang sầm sì mưa bão, bà cũng đã mua sẵn nửa cân thịt nạc thăn lợn luộc kỹ rồi giã ruốc, dim với nước mắm ngon, để dành ăn khi nhỡ buổi chợ. Bà hàng khô còn cẩn thận gói thêm cho bà Mùi lạng trứng cáy khô, dặn rằng hoặc để chưng nước mắm, hoặc để nấu canh rau muống, rau đay cho gái đẻ ăn thì rất trôi cơm, lợi sữa. Rồi bà hàng mách thêm:
-Hễ muốn đổi bữa cho gái đẻ, thì có thể cho ăn tôm rang mặn, đậu phụ kho tương, hay cá quả, cá bống, cá chép, cá thu kho nước mắm, hạt tiêu, gừng nghệ. Nhớ đừng mua cá mè, cá ngừ, dễ gây lạnh bụng, dị ứng. Cá phải kho thật kỹ, chớ cho thêm mỡ màng, kẻo gái đẻ còn yếu dạ, dễ sinh đau bụng đi ngoài. Làm các thức ăn cho gái đẻ, phải tránh các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, kẻo vừa làm nóng dạ mà lại gây cay sữa, nồng hơi, trẻ nó chê không bú mẹ đấy.
Bà hàng tôm cá kế bên tươi cười góp chuyện:
- Khoan, đừng cho con gái ăn rươi hay ăn nhộng nhé. Những thức ăn ấy chỉ bổ với người thường, chứ với gái đẻ thì sinh đầy bụng đấy. Tục ngữ có câu: “ Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng” là thế.
Tối tối, bà mẹ chồng sang thăm con dâu, cháu nội, bữa đem cho bát gà giò hầm tam thất, bữa đem cho âu cháo gạo nếp hầm móng giò, thông thảo ý dĩ hay hầm đu đủ xanh , cho con dâu bổ máu, nhiều sữa. Chứ gà tần ngải cứu, chỉ hợp với người máu lạnh. Người máu nóng ăn ngải cứu, dễ mất sữa.
- Hay hôm nào con thích ăn xôi nếp với giò lụa kho, để mẹ đem sang cho. Nếp cho gái đẻ tăng nguồn sữa nuôi con, từ đời ông bà cụ kỵ vẫn truyền lại thế. Hôm nào con chán ăn rau thì để mẹ kiếm cho cái hoa chuối hột, nhờ bà ngoại luộc cho , ăn cũng mát dạ mà lại lợi sữa lắm, có phải không bà ngoại?
Bà Mùi tủm tỉm cười nối lời bà thông gia:
- Ấy tôi còn nghe nói, rau diếp xoăn làng Láng nấu canh giò sống hay thịt nạc, cũng lợi sữa lắm, thời tôi ở cữ mẹ cu bé này, cụ ngoại vẫn nấu cho ăn, mà sao bây giờ đi chợ nào cũng chẳng có?
Bà thông gia bẽn lẽn:
Ấy, bà có nhắc tôi cũng mới nhớ ra. Sinh nở lâu quá rồi, bao nhiêu điều các cụ dặn ngày xưa, cũng quên mất nhiều. Để mai tôi lên chợ Hàng Bè hay chợ Hàng Da, gặp bà rau Láng nào, thử đặt sẵn, may ra có đấy. Còn chân chó đen hay chân dê, bây giờ lại sẵn lắm, kiếm lúc nào cũng được, lúc nào tiện, tôi làm sẵn đem sang để bà nấu cháo cho mẹ cu. Chao, nước vối thơm quá, bà cho tôi xin thêm chén nữa, mẹ cu hàng ngày cứ uống nước vối như thế này là cũng lợi sữa đấy! không thì nước chè tươi cũng được, nhưng nước chè cũng chẳng bằng nước vối đâu, phải không bà ?
- Vâng, các cụ dặn câu nào cứ là chắc câu ấy, bà ạ.
Thi thoảng, bà con xóm láng họ hàng qua chơi, người đem cho nải chuối tiêu trứng cuốc, người đem trái đu đủ chín cây, hoặc chục hồng xiêm Xuân Đỉnh. Thế là hợp lắm đấy. Chứ còn gái đẻ nhất thiết phải kiêng các thứ hoa quả chua chát như mận, mơ, nhót, muỗm... ăn dễ tháo dạ. Lại hễ chưa đến tuổi già, hai hàm răng đã ghê hết, cắn phải hạt sạn nhỏ, cũng đủ nổi da gà, ăn không thấy gì là ngon cả.
Có bà còn đáo để vừa dạy dỗ, vừa đay đả thêm:
- Gái đẻ trước lúc cho con bú , phải nhớ ăn thật no, thì sữa mới tốt và vú không bị teo chảy thành vú mướp. Cứ dỗi chồng hay mải việc, không ăn cơm, con khóc vội vàng ấn ti vào miệng con. Nó thì rút hết gan hết ruột. Vú thõng thượt vắt vai, thì bảo sao chồng nó lại chả mau chán.
Bà bên cạnh vuốt quết trầu, đế thêm:
- Mà lúc cho con bú phải ngồi thẳng lưng, dựa lưng thành giường cho chắc, đừng có vừa cho bú vừa mải ngắm nghía con. Xương thịt mẹ còn bấy bớt, má thì chảy xuống, mắt sụp, lưng còng mau, đừng có trách bảo sao chóng già.
Cô con gái bà hàng xóm thì rúc rích cười:
-Cứ ăn cơm cho no lấy sữa cho con bú, không việc gì phải ngượng. Ở nhà ngoại, ngại gì chứ. Trước chị còn ăn 5 bát cơm đầy mà cu bú hai lượt đã đói meo. Cai sữa thì tha hồ tập luyện giữ vóc dáng, chả muộn đâu em ơi
Khay cơm cho con gái vừa được đem lên có đĩa tôm rang đỏ au cùng bát canh trứng cáy nấu rau đay xanh mát. Bên cạnh là bát đu đủ xanh hầm móng giò nóng sực. Mùi cơm gạo tám nóng hổi bốc hương thơm phức.
Bà Mùi mau mắn đón cháu và mời khách ra bàn nước ngồi chơi cho mẹ cháu ăn cơm cho tự nhiên . Những câu chuyện kiêng cữ, ăn uống,tắm gội vẫn cứ nở như ngô rang.
Thức ăn gái đẻ theo phong tục cổ của người dân đồng bằng trung du Bắc bộ bao đời nay duy chỉ quẩn quanh có vậy. Nhưng các cụ ta cho thế đã là khá lắm rồi. Cốt lấy sự lành bụng, lợi sữa là chính. Bởi thế còn truyền lại cho con cháu câu tục ngữ ; “ Hay ăn miếng ngon, chồng con giả người”. Các cô đã nhớ chưa?
Vũ Thị Tuyết Nhung
Gà rang gừng, canh bí nấu thịt bằm, tôm đồng rang, cơm trắng và dứa. |
Đu đủ nấu thịt viên, tôm rang, củ cải luộc và cơm trắng, sau cùng là tráng miệng bằng chuối, sữa chua. |
Thịt thăn rim, canh rau ngót nấu thịt nạc viên, rau bí xào thịt bò, cơm trắng và thanh long đỏ. |
ôm đồng rang, trứng gà ta luộc, mướp nấu gạch tôm, cơm trắng. |
Tôm rang, giá xào thịt bò, canh rau luộc và cơm trắng. |
Thịt nạc heo luộc, trứng gà luộc, canh mùng tơi nấu tôm khô. |
Chim bồ câu quay mật ong, rau bí xào tỏi, nước rau bí luộc và cơm trắng. |
Thịt gà rang gừng, đỗ quả xào, thịt băm nấu canh chua và cơm trắng. |
Chả lá lốt chiên, ruốc thăn, trứng gà ta luộc, bí xanh luộc, nước canh bí và cơm trắng. |
Tràng trứng non xào lặc lè, chả lá lốt, bí xanh luộc, nước canh và cơm trắng. |
Nem rán, thịt nhồi mướp đắng hấp, lặc lè luộc, nước canh và cơm trắng. |
Tôm rang, lặc lè xào thịt bò, canh rau ngót nấu thịt và cơm trắng. |
Canh sườn hầm rau củ, ruốc thịt heo, rau bắp cải luộc, cơm trắng. |
Canh rau ngót hầm sườn, thịt nạc rim, tim lợn hấp, khoai lang tím hấp, bí xanh luộc. |
Tôm bóc nõn rim, trứng hấp thịt, canh rau ngót nấu thịt bằm, đậu cove luộc |
Tim lợn rim nước mắm, canh mùng tơi nấu thịt bằm, đậu bắp luộc, trứng gà ta hấp. |
Bí ngô non xào thịt bò, thịt chân giò luộc, canh mùng tơi. |
Canh sườn dê non hầm rau củ quả, đùi gà hấp, cơm trắng. |
Móng giò nấu đu đủ xanh, thịt nhồi mướp đắng hấp, tôm đồng rang và cơm trắng. |
Bí ngô non xào thịt bò, thịt chân giò luộc, canh mùng tơi. |
Leave a Comment