Ngày tết, làm sao để chúng ta khoẻ mạnh và an toàn?

Ngày tết, làm sao để chúng ta khoẻ mạnh và an toàn? Có đôi điều Bs xin được gửi gắm.
Anh Chị đã ngủ dậy chưa? Dậy mum sáng café và tận hưởng cuộc sống thôi Anh Chị ơi. Hây-za-za…Chủ nhật thư thái thảnh thơi thong thả &…thần thái quá...
Mà trong lúc thưởng thức café, nếu yêu quý sức khoẻ anh chị đọc bài này nha, chỉ mất 5 phút, Bs…Thề!!!
Ngày tết truyền thống sắp đến rồi, với mong muốn góp một phần nhỏ để mỗi gia đình có những ngày tết sum vầy trọn vẹn, BsKhánh tổng hợp bài viết “Những lưu ý chính về ăn uống-dinh dưỡng-chăm sóc sức khoẻ ngày tết”, rất mong mỗi người hãy dành 5 phút dừng lại và đọc giúp Bs, anh chị nhé!

1. Về DINH DƯỠNG: 

Ngày tết, mọi người thường có suy nghĩ thừa dinh dưỡng nhưng thực tế, vấn đề ngày tết sẽ là…thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng. Bs xin mọi người lưu ý:
➢ Mọi người thường ăn quá nhiều đồ công nghiệp như các loại thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp…Chúng có hàm lượng muối quá cao, hầu như không có chất xơ cũng như các loại vitamin. Thêm nữa, chúng chứa rất nhiều các chất phụ gia, chất bảo quản.
➢ Mọi người thường ăn quá nhiều các loại thịt (Lợn, bò, chân giò, thậm chí cả các loại thú rừng) => nguy cơ thừa chất mỡ & đạm, thiếu hụt rau, các loại vitamin và chất xơ. Tiêu chuẩn ngày thường mỗi người tối đa 1 lạng thịt, ngày tết ít vận động hơn nên chúng ta còn cần phải giảm lượng đó xuống thấp hơn.
➢ Mọi người thường sử dụng nhiều các loại bánh ngọt, mứt kẹo, nước giải khát, rượu bia..=> đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, tạo môi trường axit trong cơ thể gây mệt mỏi. Ngoài ra, các thức ăn này chủ yếu là nhóm đường đơn, chỉ số đường rất cao nên dễ làm tăng đường huyết cấp tính.
➢ Mọi người nên tăng cường các loại rau củ: Vô cùng quan trọng trong ngày tết. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị mỗi người trưởng thành cần ăn đủ tối thiểu 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật cho cơ thể, kết hợp với việc luyện tập thể lực hợp lý và một đời sống tinh thần lành mạnh, sẽ tạo nền tảng vững chắc để đạt đến sức khỏe tối ưu. Các chuyên gia y tế cảnh báo đến 75% dân số thế giới không ăn đủ lượng rau củ quả theo khuyến nghị này và thậm chí tại Việt Nam con số này lên đến 80%.
➢ Tạo thói quen ăn trái cây mỗi ngày: đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày tết. Tốt nhất trai cây nên ngâm nước muối, ngâm qua dấm rồi ăn nguyên vỏ, nếu anh chị biết nó đảm bảo vệ sinh.
➢ Anh chị nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ cũng như ổn định đường tiêu hoá như dưa hành, sữa chua, tỏi, gừng, ớt tiêu, nghệ..
➢ Anh chị nên ăn uống đủ và đúng bữa: Cố gặng xây dựng 3 bữa ăn chính, đến đâu chúc tết tiếp khách thì nhấm nháp gọi là thôi. Ngoài ra việc ăn đúng bữa cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ em và người lớn tuổi. Trong khẩu phần ăn anh chị nên bớt đi một chút do ngày tết thường ít vận động và làm việc.
➢ Về đố uống ngày tết: Nước trái cây, hoa quả: Tốt nhất anh chị ăn tươi, ko nên sinh tố nước ép. Còn dùng nước ép thì vắt ra cần dùng ngay, để lâu sẽ bị tăng độ acid và phân huỷ các vitamin. Nên sử dụng trái cây-nước ép trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Không nên dùng nước trai cây buổi sáng mới ngủ dậy, lúc đói bụng, bệnh nhân bị các bệnh lý tuyến tuỵ (gây ợ nóng rát), bị tiêu chảy (Nước trái cây làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột), bị nhiễm trùng không nên uống nước trái cây quá ngọt. Nước uống có gas: Chứa CO2 bão hoà, chất làm ngọt, chất tạo hương vị, chất bảo quản => không cung cấp các chất dinh dưỡng, gây giảm khả năng hấp thu canxi ở ruột, tạo cảm giác căng dạ giày giả tạo => không muốn ăn. Ngoài ra chúng còn làm giảm khả năng dung nạp các chất dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hoá. Nếu anh chị nghiện, tối đa 3 lon nước ngọt/1 tuần. Nước lọc: Tránh uống loại đun đi đun lại nhiều lần, không nên uống 1 lúc quá nhiều, tốt nhất 200ml mỗi 2h. Trà Xanh: Nên uống sau ăn 30 phút -> 1 tiếng, không nên uống trà với những bữa ăn quá nhiều đạm và chất béo, không dùng trà để uống thuốc tây. Các sản phẩm từ sữa: Bs khuyên anh chị nên dùng phomát và sữa chua.
➢ Bia rượu ngày tết: Theo WHO, năm 2012, cả thế giới có 3.3 triệu người chết do nguyên nhân bia rượu, chiếm 5,9% tổng số người chết do tất cả các nguyên nhân. Những tổn thương do rượu gây ra với sức khoẻ (Bs chỉ mới nói theo nghĩa đen) bao gồm: Với não bộ, rượu can thiệp vào các con đường truyền thông kết nối của não bộ, ảnh hưởng đến cách thức não hoạt động. Điều đó dẫn đến người hay uống rượu dễ bị rối loạn cảm xúc và hành vi, cũng như thường sẽ khó khăn hơn trong việc suy nghĩ, ghi nhớ và phối hợp các động tác. Người uống rượu thường hay nổi nóng, thiếu kiên nhẫn, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng…Với tim mạch, rượu làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, cao huyết áp một cách rõ ràng. Rượu cũng làm các thành mạch máu khô và giòn, dễ vỡ hơn. Ngoài ra rượu con gây rối loạn nhịp tim và có liên quan đến bệnh cơ tim giãn, một căn bệnh đến hiện nay điều trị còn rất khó khăn, ngoại trừ ghép tim. Với gan - tuỵ, rượu giết chết các tế bào gan ngay sau khi uống, rượu làm mất đi cảm giác đói thực sự của cơ thể, vì rượu cung cấp những chất đốt tạo năng lượng cao nhưng không có tác dụng xây dựng cơ thể. Chính điều đó dẫn đến người uống rượu nhiều luôn đối mặt nguy cơ viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan do rượu. Đặc biệt với những ai đang bị viêm gan virus B, C… kết hợp uống rượu thì coi như đang tự sát. Rượu làm tăng nguy cơ viêm tuỵ cấp, một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu của tuỵ. Với hệ miễn dịch, rượu làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể luôn dễ bị nhiễm bệnh tật hơn => viêm phổi và lao phổi hay gặp hơn ở những người nghiện rượu. Với ung thư, đây thực sự là điều rất dễ dàng nhận ra khi tỷ lệ người bị ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày… tăng cao ở những người nghiện rượu. Khi anh chị uống rượu mạnh, hệ thống các tế bào niêm mạc đường tiêu hoá sẽ bị bỏng, các tổn thương này kéo dài một thời gian sẽ làm các tế bào bị biến đổi hình thái và cấu trúc, tiền đề sinh ra các tế bào ung thư. Ở phụ nữ, rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú.
➢ Lời khuyên của Bs với anh chị khi dùng bia rượu bao gồm: Nên ăn trước khi uống ít nhất 30 phút. Ưu tiên bia, vang, nếu rượu mạnh nên đưa về dưới 30 độ bằng cách pha loãng với nước lọc. Nên uống 1 dòng rượu. nên hạn chế uống rượu ngâm, đặc biệt ngâm động vật hoặc ngâm thập cẩm nhiều loại động-thực vật vào với nhau. Có thể dùng những thực phẩm hỗ trợ khi uống rượu như đậu xanh, cà chua, nước lọc pha loãng rượu. Cần tránh ra lạnh, tắm ngay sau khi uống rượu (Co mạch => tai biến). Nếu hạ thân nhiệt sau uống rượu => ủ ấm. Nếu hạ đường máu sau uống rượu => vào viện truyền đường glucose 10-20% kết hợp Vitamin B1 tiêm bắp. Nếu nôn nhiều do rượu => Vào viện truyền nước kết hợp các loại điện giải.

2. Về CHẾ BIẾN-BẢO QUẢN thực phẩm ngày tết:

 Ngày tết cũng như ngày thường, nên hạn chế: xào, rán, quay, nướng và ưu tiên hấp, luộc, nấu canh, kho nhạt hoặc ăn sống kiểu salad, trộn…Có rất nhiều loại rau củ bị mất hầu hết vitamin và khoáng chất khi chúng ta xào nấu quá kỹ, thậm chí một số thực phẩm còn bị biển đổi chất khi chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc bị cháy, sém. Tốt nhất gặp gỡ ngày tết là ăn lẩu, vừa nhiều rau củ vừa chín tới, đảm bảo vệ sinh. Một số lưu ý:
➢ Bảo quản thực phẩm: Tránh lạm dụng tủ lạnh, các loại thịt cá chỉ nên bảo quản 3-5 ngày, dù tết nhưng anh chị cũng không nên mua tích trữ vì mùng 3 tết chúng ta đã có thể mua được thực phẩm tươi sống rồi.. Đã rã đông thì không cho đông lại, thực phẩm đun nấu không nên để qua đêm dù hôm sau chúng ta có đun kỹ hâm lại vì một số độc tố vi khuẩn vẫn còn trong thức ăn. Hiện nay chúng ta đang dùng quá nhiều hộp và cốc chén nhựa để đựng và bảo quản thức ăn. Trong một bài viết trước Bs có chia sẽ nghiên cứu của giao sư người Hà Lan về việc luôn có những hạt nhựa li ti từ vật dụng sẽ qua thức ăn, nước uống để vào cơ thể chúng ta và gây nên những tổn thương tế bào vĩnh viễn. Vậy nên Bs khuyên mọi người nên dung đồ sứ, thuỷ tinh, inox, giấy…để đựng & bảo quản thực phẩm.
➢ Đúng thời điểm tết Nguyên đán, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện do rối loại tiêu hóa mà nguyên nhân chính thường là do các gia đình có thói quen tích trữ thức ăn-thực phẩm để dùng trong mấy ngày Tết, thực phẩm chín sống lẫn lộn khiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn… Thậm chí, thức ăn dùng không hết một lần, để qua nhiều ngày, hấp đi hấp lại, chiên tới chiên lui… cũng có thể gây đau bụng khi ăn. Các tác nhân gây ngộ độc có thể là các loại vi khuẩn, độc tố nấm..hoặc các chất phụ gia, chất bảo quản. Bs xin được gửi đến anh chị một số giải pháp dự phòng bao gồm chỉ dùng thực phẩm tươi-sống hoặc chưa hết date. Tuyệt đối khi thực phẩm đã ôi, thiu, có mùi => loại bỏ. Việc bảo quản trong tủ lạnh nên thực hiện trong vòng 2 tiếng sau khi mua về hoăc chế biến, tránh để các loại thịt-cá ngoài trời quá lâu. Với cá, hải sản chỉ nên bảo quản tối đa 2 ngày, các loại thịt có thể 3-5 ngày, và như đã nói ỏ trên, chúng ta chỉ nên chỉ nên rã đông 1 lần và dùng hết. Với thực phẩm thừa không nên đun nấu lại kể cả đun sôi, đun kỹ vì chất độc của vi khuẩn, nấm không thể mất đi. Rau củ quả có thể ăn sống, chần, hấp nhưng với thịt cá thì luôn luôn cần nấu kỹ, đảm bảo thực phẩm đã chín. Trong chế biến, bày biện nên rửa tay thật kỹ giữa các “tăng thì” để tránh lẫn lộn thực phẩm sống với chín. Lưu ý dao, thớt, dĩa…cần xử lý qua nước sôi trước khi đụng thực phẩm chín. Khi có biểu hiện đau bụng quặn, mót rặn, buồn nôn và nôn…nên kiểm tra bữa ăn vừa dùng và check chéo bạn bè cùng dùng bữa cơm đó đồng thời nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý, truyền nước và điện giải.

3. Về TẬP THỂ THAO & ĐI LẠI ngày tết:

➢ Thể dục thể thao: Ngày tết lượng người nhập viện do ngộ độc rượu và thực phẩm, tai biến và cao huyết áp, goute cấp và viêm tuỵ cấp, khó thở và hen phế quản, tắc mạch huyết khối…tăng cao. Ngoài lý do ăn uống, một lý do nữa gây nên đó chính là mọi người thường rất lười vận động thể thao những ngày này. Hít đất, kéo xà đơn, chạy bộ 30 phút, đạp xe, suối nguồn tươi trẻ, bài tập với bóng….là những môn vận động đơn giản nhất ngày tết mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà được. Vừa tiêu đốt năng lượng thừa vừa duy trì thói quen vận động của cơ thể, tránh sức ì đồng thời cho ta cảm giác ngon miêng trong các bữa ăn.
➢ Về việc đi lại làm sao cho an toàn? Ngày tết lưu lượng người đi lại quá đông, tâm lý vội vã, có men bia rượu trong người => mỗi khi chúng ta tham gia giao thông nghĩa là chúng ta đang đưa mình đối diện nguy cơ va chạm-tai nạn bất cứ lúc nào, thậm chí nhiều lúc đó là những tai nạn người khác mang đến dù ta đã rất cẩn thận. Vậy nên Bs khuyên mọi người lưu ý hai điều: Nếu đã uống rượu bia => nên đi taxi hoặc nằm nghỉ thật ổn rồi hãy ra đường. Sum vầy bên gia đình, bạn bè…ý nghĩa và giá trị hơn là ôm vô-lăng chạy sô trên đường, check-in nơi này nơi kia một chút. Đó không phải là lựa chọn thông minh cho lắm, phải không anh chị?
Nếu thấy giá trị, Bs rất mong anh chị “Share” vì sức khoẻ của cộng đồng, anh chị nhé!
Trân trọng thật nhiều!

BsKhánh,

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng và trong nhà

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.