NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO BỮA ĂN DẶM CỦA BÉ
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO BỮA ĂN DẶM CỦA BÉ
Cháo là một món ăn quan trọng trong thời kỳ ăn dặm của bé.
Có nhiều cách chế biến và là sự phối hợp của nhiều nguyên liệu với nhau. Mỗi mẹ
sẽ có cho mình một phương pháp chế biến riêng nhưng sau đây là những lưu ý cực
kỳ quan trọng về cách nấu cháo cho bé:
1. Nấu cháo bằng nước xương hầm

2. Cho con ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu
Nhiều Mẹ lạm dụng đồ xay nhuyễn cho con vì sợ con ăn đồ quá
to sẽ bị nghẹn, trớ. Nhưng ăn đồ xay nhuyễn quá lâu con sẽ mất phản xạ nhai, dịch
vị không được kích thích nên không thấy mùi vị ngon của thức ăn, lâu ngày rất
có thể xảy ra hiện tượng bé biếng ăn.
- 6 tháng: bột loãng sau sệt dần
- 7 đến 8 tháng: ăn bột đặc
- 12 tháng: có thể cho bé ăn cháo có hạt và các thức ăn mềm
như bún, phở…
- 2 tuổi: cho bé ăn cơm.
Mẹ phải chuẩn bị tinh thần vì mỗi lần chuyển chế độ ăn như
thế này các bữa đầu bé thường khó ăn nên ăn ít đi nhưng sau đó bé sẽ quen dần.
3. Kiêng dầu ăn cho bé

Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm
cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như mỡ
thực vật, bơ….Chính vì vậy, mẹ nên cho vào trong khẩu phần ăn của con từ 1-2
thìa ( bao gồm dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Lưu ý, mẹ nên cho vào khi cháo sắp
chín, không nên cho vào cháo ngay từ đầu.
4. Cho trẻ ăn quá mặn
Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích rằng trẻ em không nên
ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn
đến các bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Vốn dĩ trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần
nên khi nấu đồ ăn cho bé mẹ nên nấu nhạt hơn so với khẩu vị của mẹ một chút để
vừa với vị giác của con. Đặc biệt, không nên cho bé ăn nhiều thức ăn sẵn như
khoai tây chiên, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…vì trong các loại
thực phẩm này chứa rất nhiều muối, rất có hại cho cơ thể bé.
5. Cho trẻ ăn quá nhiều đạm
Suy nghĩ của các Mẹ là bé đang ở độ tuổi phát triển nên phải
cho con ăn thật nhiều chất đạm thì bé mới mau lớn được, còn ăn nhiều rau gọi là
không có chất.
Nhưng thật ra, trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ không tốt cho quá
trình tiêu hóa vì chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc làm cho gan
và thận phải làm việc nhiều hơn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Khẩu phần ăn của của
trẻ cần có sự cân đối giữa rau xanh, chất đạm, chất béo và đường bột.
- Trẻ dưới 6 tháng: 20-22g
- Trẻ từ 6-12 tháng: 23-25g
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 28-30g
- Trẻ từ 4-6 tuổi: 36-40g
- Trẻ từ 7-9 tuổi: 40-45g
- Trẻ trên 10 tuổi: 50-60g.
6. Không đa dạng khẩu phần ăn
Trẻ em cũng như người lớn, nếu ăn quá nhiều lần 1 món ăn sẽ
dẫn đến cảm giác chán ăn, trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì
vậy, mẹ nên đa dạng thực đơn cho bé hàng tuần để bé vừa được cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng vừa không kén ăn.
7. Lạm dụng cháo dinh dưỡng “vỉa hè”

Nhưng vấn đề
là các bé lại rất thích ăn cháo dinh dưỡng và khi mẹ nấu cháo
dinh dưỡng tại nhà thì bé lại không thích ăn vì không được hợp khẩu vị như ngoài quán. Đây cũng là một vấn đề nan giải cần hướng giải quyết.
Trên đây là những lưu ý dành cho Mẹ khi chuẩn bị bữa ăn cho
bé, nhưng để có thể giải quyết tất cả các lưu ý trên một cách triệt để Trường Cao Đẳng
Nghề Văn Lang kết hợp cùng Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Việt Edu tổ chức khai giảng
Khóa học nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Với chương trình đào tạo chuyên nghiệp,
ngoài được học nấu cháo các Mẹ còn được học cách tính khẩu phần ăn dinh dưỡng
cho bé theo từng độ tuổi. Để bữa ăn dặm của bé vừa phù hợp khẩu vị, vừa đủ dinh dưỡng và vừa đảm bảo vệ sinh.
Liên hệ: 0902 86 86 80 Ms Oanh để được tư vấn
chi tiết hoặc tham khảo Khóa học nấu cháo dinh dưỡng.
Leave a Comment