MẬU TUẤT NIÊN NGŨ HOÀNG GIẢI ĐOÁN
MẬU TUẤT NIÊN NGŨ HOÀNG GIẢI ĐOÁN
Để hiểu rõ căn nguyên, chúng ta hãy nói qua một chút về khái niệm “Phi Tinh”, phi = bay, tinh = sao. Đó là một môn học cổ đại nghiên cứu về nguyên lý biến hóa của 9 số Lạc Thư hoạt hóa, thăng giáng trong bảng ma phương cơ sở (bảng Lạc Thư). Vì bảng Lạc Thư chỉ có 9 cung cho lên mỗi sao (mỗi số) phải di chuyển (phi) 9 lần đủ 9 vị trí, 9 hướng, 9 cung trong bảng Lạc Thư bao gồm 8 hướng ngoại vi và 1 hướng trung tâm 9*9=81 bước mà người xưa gọi là “Lường Thiên Xích” (thước đo trời). Người ta dùng sự hoạt hóa trường khí của 9 sao này để phán đoán cát hung trong các bộ môn dự báo cổ như: lịch toán “tam nguyên, cửu vận”, trạch cát, nhân sự...và sau này là địa lý phong thủy. Cả bộ môn Bát Trạch nghiên cứu về tổ hợp cung phi phối với các hướng cũng được dựa trên nguyên lý “Phi Tinh” của bảng Lạc Thư ma phương.
Lại nói tiếp về khái niệm “Huyền Không”, huyền = đen, không = trống rỗng. Trong “Bách khoa toàn thư” viết: “Huyền Không là đạo lý vô hình, không thật”, vì vậy mới có rất nhiều môn phái trong địa lý phong thủy dùng chữ “Huyền Không” để đặt tên cho dòng phái của mình. Ví dụ như “Huyền Không Phi Tinh”, “Huyền Không Đại quái”, “Huyền Không Lục Pháp”, “Huyền Không vô thường”... và bây giờ còn có cả “Huyền Không hữu thường” nữa. Bên Tàu có lúc còn nổi lên “Huyền Không lục đại phái” gồm: Vô thường phái, Quảng Đông phái, Thượng ngu phái, Tương sở phái, Tô Châu phái, Điền Nam phái. Ấy vậy mà họ Thẩm và có cả một số các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn ngộ nhận Huyền Không là dùng các con số từ 1 đến 9 trong bảng Lạc Thư ma phương để biểu thị sự thay đổi, biến hóa của 9 ngôi sao trong không gian Hà đồ thì thật là lạ.
Để nghiên cứu sự hung sát của Ngũ Hoàng lưu niên phi tinh hàng năm phi (bay) đến phương vị nào của niên bàn phi tinh, người ta dùng bộ môn “Huyền Không phi tinh” (HKPT) để trắc định ngôi sao này. Huyền Không phi tinh phái, chủ trương lấy sao nguyên vận nhập trung cung, phân ra làm 2 bàn sơn và hướng, xác định hung cát bằng cách xem sinh vượng hoặc thoái sát tổ hợp của các sao, phối hợp cùng với hình thế loan đầu của trạch vận. 9 ngôi sao trong HKPT có đặc tính riêng của nó, cũng như con người có bản chất, cá tính của mỗi cá nhân. Các đặc tính này được nuôi dưỡng, chịu tác động của môi trường mà nó đóng mà sinh ra cát khí hoặc hung khí. Môi trường đó gồm có khí của các chủ tinh, khách tinh, vận tinh, sơn tinh, hướng tinh, lưu niên, nguyệt, nhật phi tinh, khí nhân mệnh... và cả hình khí loan đầu ở đó nữa. Vì vậy khi xét cát hung của một chính tinh trong bàn thức thì phải kết hợp tất cả các yếu tố xung quanh nó. Việc xét đoán đơn độc chỉ mang tính liệt kê các đặc tính riêng của nó mà thôi.
Quay lại với chủ đề chính, Ngũ Hoàng tinh năm Mậu Tuất 2018 phi đáo Khảm cung (Bắc phương). Đặc tính của Ngũ Hoàng cũng như cách nó phi đáo trong niên bàn không cần nhắc lại nữa, vì điều này đối với các bạn quan tâm về phong thủy đã trở thành quá đỗi phổ thông. Ở đây tác giả cần bàn đến cách chúng ta luận hung sát của nó ra sao trong môi trường mà nó đóng.
Tử bạch quyết viết: “Tử bạch phi cung, biện sinh vượng thoái sát chi dụng. Tam nguyên khí vận, phán thịnh suy hưng phế chi thời”. Như vậy đã rõ, phi tinh là dụng, vận tinh là thể. Xét niên bàn phi tinh cũng không nằm ngoài quy tắc đó, lấy niên bàn phi tinh là dụng (khách tinh), còn vận bàn làm thể (chủ tinh), thường luận phi tinh tổ hợp không dùng phi tinh nguyên đán bàn kết hợp với khách tinh. Mậu Tuất niên 2018 thuộc vận 8 hạ nguyên đương đại cho nên cung Khảm phương bắc sao Tứ Lục phi đáo là chủ tinh, niên phi tinh Ngũ Hoàng là khách tinh. Tứ Lục mộc, Ngũ Hoàng thổ, mộc khắc thổ, xét về quan hệ chủ khách, chủ khắc khách là cái khắc vô tình, vì vậy Ngũ Hoàng càng tăng thêm hung tính (trong nguyên tắc giải Ngũ Hoàng chỉ được phép hóa, không được phép chế, vì Ngũ Hoàng là tối tôn, tối thượng, ai dám mạo phạm?). Trong HKPT tối kỵ Ngũ Hoàng hoàng bị khắc, Huyền không bí chỉ viết “Ngã khắc bỉ nhi phản tao kỳ nhục, nhân tài bạch nhi táng thân”. Vận tinhTứ Lục khắc niên tinh Ngũ Hoàng, mộc năng khắc thổ, mộc nhược thổ hưng không khắc nổi thành “phản tao kỳ nhục”. Ngã khắc vi tài, nếu có tài thì cũng chỉ để “táng thân” mà thôi.
Ngũ Hoàng gặp Tam Bích, Tứ Lục nếu suy nhược thì dễ phát sinh phong bệnh, trúng phong, ôn bệnh, thần kinh suy nhược... Trả thế mà Phi tinh phú nói “Bích Lục phong ma, tha xứ Liêm Trinh mạc kiến” “Hàn hộ tao ôn, Lục tự Tam Liêm giáp Lục”. Nếu năm nay phương Bắc nhà bạn lại gia lâm thêm sơn tinh hoặc hướng tinh là Tam Bích hội cùng Ngũ, Tứ thành bộ “Tam, Liêm, Lục” thì nguy to.
Tứ lục Tốn quái nhân thể vi nhũ (vú), Ngũ Hoàng vi độc chứng, Ngũ Tứ giao hội phát sinh nhũ bệnh “Nhũ ung hề, tứ ngũ” (Phi tinh phú).
Ngoại loan đầu cũng là một nguyên nhân chính làm tăng sát khí của Ngũ Hoàng. Ngũ Hoàng danh Liêm Trinh, tượng sơn hình hỏa, vì thế loan đầu nhà bạn ở vị trí này có sơn, sa, hoặc các công trình kiến trúc mang hình dạng của Liêm Trinh càng gần thì càng gây hung họa. Nếu là ngã ba sông, ngã ba đường thì hung họa nhân lên gấp bội, bạn hãy mau mau tìm cách giải cứu vì “Ngũ Hoàng phi đáo tam xoa, thượng hiềm đa sự” (Phi tinh phú).
Còn nữa, Mậu Tuất niên 2018 tam sát lại hội cùng Ngũ Hoàng cùng một vị trí cho nên hung chồng hung, nhân sự của bản trạch nhiều người có mệnh quái, hoặc đang hành đại vận có ngũ hành hỷ dụng thần của bát tự mà sinh, khắc Ngũ Hoàng , hoặc bị Ngũ Hoàng khắc thì cũng cần phải giải cứu.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nữa tác động làm cho Ngũ Hoàng thêm hung sát, nhưng tùy thuộc bạn đang ở thời điểm nào trong lục thập hoa giáp
Nói tóm lại, bản chất của Ngũ Hoàng là độc, nhưng sự độc đó phát tác như thế nào còn phụ thuộc vào môi trường tác động đến nó.Như vậy không phải hoàn toàn bản trạch nào năm nay phương Bắc phạm Ngũ Hoàng cũng bị sát. Nếu ngôi nhà bạn tại vị trí đó không hội các yếu tố trên thì bạn cứ yên tâm kê cao đầu mà ngủ.
Phương pháp hóa giải còn tùy thuộc vào môn phái, tùy thuộc vào loại sát khí nào mà đưa ra cụ thể, chứ không thể hóa sát một cách chung chung thì kết quả không cao, hoặc vô tác dụng, hoặc phản tác dụng. Vì vậy việc đưa ra phương pháp hóa giải không nằm trong khuôn khổ bài viết này, mong các quý vị hoan hỷ.
Cảm ơn các quý vị đã quan tâm!
Trọng xuân Mậu Tuất 2018
Nguyễn Tiến Dũng cẩn bút.
----------------------
Thái tuế đại diện cho thời gian và không gian của một năm, thời gian chính là can chi của thái tuế trong lục thập hoa giáp, còn không gian chính là phương vị của thái tuế trong hậu thiên bát quái. Hai yếu tố không gian và thời gian đều có sự ảnh hưởng đến nhị trạch. Trong phong thủy thường nói “Trạch phạm thái tuế, động triếp chiêu hung”, “Thái tuế đầu thượng bất khả động thổ”. Sách Hiệp Kỷ còn nói “Tăng Văn Mông nói rằng: cát chẳng cát tại tu thái tuế, hung chẳng hung tại phạm thái tuế. Thái tuế ở tại chỗ nào, nên tạo táng, nên dời nhà đến, nên lợp nhà, đều là tu sửa vậy. Không nên dỡ bỏ hủy hoại, đào hầm hố, đào ao đều là phạm vậy”.
Gia trạch có đại môn triều hướng thái tuế thì gọi là “Thái tuế lâm môn”, đại môn là động khẩu, nơi xuất nhập, vì vậy mới mạo phạm thái tuế. Để hóa giải người ta thường dán một lá bùa “Ngũ hành khai vận phúc”.
Năm Mậu Tuất 2018 thái tuế tại tây bắc phương, tuế phá tại đông nam phương, do vậy 2 phương này không thể động thổ, phá nhà hủy tường… dễ gây đại họa. Khu vực có thái tuế nên dọn dẹp sạch sẽ, thanh tịnh, không được để các vật dụng, hoặc đồ vật uế tạp, xúc phạm đến thái tuế dễ sinh ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe, học hành và tình cảm. Gia trạch phạm “Thái tuế lâm môn” thì cần phải lập bài vị thái tuế mà cung phụng thường xuyên trong năm.
“Tuyển trạch Tông kính” viết: “Tam sát vẫn là sát cực mạnh, Phục binh, Đại Họa là thứ. Muốn chế phục chỗ đến đó, nếu chiếm sơn thời tạo táng thời phải kỵ, duy chiếm phương có thể chế mà tu sửa vậy. Phếp chế là
- Cần tam hợp cục để thắng được.
- Tam hợp được thời lệnh của tháng, tam sát là tháng hưu tù.
- Cần bản mệnh có Lộc mã quý nhân, bát tiết tam kỳ, nhật nguyệt chiếu lâm vào. Tiểu tu thời hoặc nguyệt hay nhật nạp âm khắc nạp âm tam sát, được một vài cát tinh đến phương, là có thể được.
Tam sát tại phương nam Tỵ Ngọ Mùi thời thuộc hỏa dùng năm tháng ngày giờ Thân Tý Thìn. Tại phương đông Dần Mão Thìn thuộc mộc dùng ngày tháng Tỵ Dậu Sửu. Tại Phương tây Thân Dậu Tuất thuộc kim dùng tháng ngày giờ Dần Ngọ Tuất. Hợi Tý Sửu tam hợp không có thổ cục không thể chế được nên kỵ ko dùng. Còn Thìn Tuất Sửu Mùi xung nhau.
Tăng Văn Mông cho trạch chủ Nhâm thân tu sửa ở phương tam sát Ngọ mùi, ông dùng năm Giáp thìn, tháng Mậu thìn, Ngày Nhâm tý, giờ Canh tý dựng cột lên cùng với mệnh sinh năm Nhâm thân thành thủy cục Thân Tý Thìn, để khắc hỏa sát, đó là một cái tốt. thiên can Giáp Mậu Canh là tam kỳ, hai chi Thìn Tý không tạp, Ngọ là tam hợp, mà Giáp Mậu canh Quý nhân tại Mùi. Năm Giáp phương Ngọ Mùi Canh ngọ, Tân mùi nạp âm thuộc thổ mà ththổ mà tháng Mậu thìn, Nhâm tý nạp âm đều là mộc khắc thổ. Mã ở Nhâm pDần, tuế lộc, tuế mà ở Bính dần đều đến ly là cát. Người xưa dùng khéo như thế đó.
Xét tam sát là chỗ xung thái tuế tam hợp, có thể hướng vào mà không có thể ngồi vào, vì vậy chiếm sơn thời tạo táng đều phải kị, chiếm phương có thể chể đi dùng tạm mà tu sửa.
Như vậy không thể luận các năm như nhau được. Năm Dần tỵ thân hợi sát tại phương sinh ra ta, là vị trí Thu khai bế lại dương ở khí hưu. Năm Thìn tuất sửu mùi sát tại phương ta sinh ra, là vị trí Trừ mãn bình, dương là khí tướng. Phép chế hóa tuy có khinh trọng nhưng cũng không giống nhau, mà cần có thể chế được hóa được biến hung thành cát.
Lại hóa sát biến khắc thành sinh, có khác với nghĩa của chế sát. Sát khắc ta thì dùng con của sát. Như kim sát khắc mộc tuế, dùng ngày giờ thủy cục, thời tiết kim để sinh mộc rồi. Tuế khắc sát dùng tài của sát. Như thủy tuế khắc hỏa sát, dùng ngày tháng giờ kim cục, thời tiết hỏa để sinh thủy rồi. dùng tử sát hưu, tài sát tù đều có diệu nghĩa. Duy mộc sát không có thổ cục, thời không dùng hỏa mà phải chế mới được. tháng tam sát cũng phỏng theo như thế.(dẫn từ Hiệp kỷ)
NGŨ HOÀNG
Ngũ Hoàng tinh danh Liêm Trinh, hiệu là Chính Quan, thiên can Mậu Kỷ, vị trí Ngũ Hoàng đóng tại trung ương, thiên tâm chính vị, tối tôn tối thượng, hiệu lệnh bát phương. Đóng đô ở trung ương, Ngũ Hoàng uy trấn thiên hạ, đại cát đại lợi. Vi hành bát quốc, hoàng cung trống trải, tiểu nhân lạm quyền, Ngũ Hoàng trở thành “Đô thiên sát thần” (đô=kinh đô, thiên=di chuyển chăng?), hoặc xưng “Chính quan sát”, “Ngũ hoàng đại sát”, “Mậu kỷ sát”...
Tại nguyên đán bàn, Ngũ Hoàng chính vị, khí thuận bát phương vì thế cát lợi. Khí Ngũ Hoàng chỉ phát động khi thay thế cho cung tinh nhập trung, mang khí của nó phi ra bát quốc tạo thành sát. Nguyên tắc tạo thành khí sát của Ngũ Hoàng đời nay chắc không mấy người tường tận. Nay giải thích rõ để sáng tỏ.
- Nhất nhập trung – Ngũ đại diện cho khí thủy của Nhất cư Ly, thủy hỏa xung khắc thành sát
- Nhị nhập trung - Ngũ đại diện cho khí âm thổ của Khôn cư Cấn, âm dương thổ khí xung khắc thành sát
- Tam nhập trung - Ngũ đại diện cho khí mộc của Chấn cư Đoài, kim mộc xung khắc thành sát
- Tứ nhập trung - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tốn cư Càn, kim mộc xung khắc thành sát
- Lục nhập trung - Ngũ đại diện cho khí kim của Càn cư Tốn, kim mộc xung khắc thành sát
- Thất nhập trung - Ngũ đại diện cho khí kim của Đoài cư Chấn, kim mộc xung khắc thành sát
- Bát nhập trung - Ngũ đại diện cho khí dương thổ của Cấn cư Khôn, âm dương thổ xung khắc thành sát
- Cửu nhập trung - Ngũ đại diện cho khí hỏa của Ly cư Khảm, thủy hỏa xung khắc thành sát
Ngoài ra trong tinh bàn huyền không còn xảy ra trường hợp Ngũ Hoàng nghịch phi tạo ra khí phục ngâm trở thành hung sát.
- Nhất nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thủy của Nhất cư Khảm thành phục ngâm
- Nhị nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thổ của Nhị cư Khôn thành phục ngâm
- Tam nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tam cư Chấn thành phục ngâm
- Tứ nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tứ cư Tốn thành phục ngâm
- Lục nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí kim của Lục cư Càn thành phục ngâm
- Thất nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí kim của Thất cư Đoài thành phục ngâm
- Bát nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thổ của Bát cư Cấn thành phục ngâm
- Cửu nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí hỏa của Cửu cư Ly thành phục ngâm
Như vậy nguyên lý thành sát của Ngũ Hoàng đã rõ, trong huyền không chỉ có vận 5, hoặc những năm niên phi tinh Ngũ Hoàng đáo trung là Ngũ Hoàng vô sát khí. Chính vì vậy cổ nhân mới gọi nó là “Đô thiên sát” (tác giả cho rằng chữ “thiên” ở đây không phải là “trời”, mà nó là chữ thiên=di chuyển). Bất kể vận bàn hay niên bàn, các tinh nhập trung nếu thuận phi thì tạo thành khí xung sát, nghịch phi thì trở thành khí phục ngâm. Độc lực của Ngũ Hoàng gia tăng khi cung vị của nó giá lâm đang kỳ tử khí, tổ hợp cùng sát khí của vận tinh, sơn tinh, hướng tinh, hoặc nó hội cùng Lực sỹ,Thất sát, Tam sát, Thái tuế, Mậu kỷ đô thiên...hung chồng hung tai họa khó bề giải cứu. Lại nữa, Ngũ Hoàng chỉ vượng khí khi cư ở thiên tâm chính vị, khi phi ra bát quốc là trở thành sát khí. Vì vậy đặc tính của nó là ưa tĩnh không ưa động, phương vị của nó đóng nên hạn chế động tượng. Tác hại của Ngũ Hoàng mọi người đều rõ, không bàn đến nữa.
2018 MẬU TUẤT
- Thái tuế tại tây bắc
- Tuế phá tại đông nam
- Tam sát tại bắc
- Ngũ hoàng tại bắc
- Mậu đô thiên tại Ngọ
- Giáp đô thiên tại Đinh
- Kỷ đô thiên tại Mùi
Vậy là Mậu Tuất năm nay trục Nam- Bắc vô cùng bất lợi, có đủ cả 3 loại lưu niên sát Tam sát-Ngũ hoàng-Mậu kỷ đô thiên. Ba loại sát khí này đều không ưa động tượng, vì thế ở phương vị này nên an tĩnh. Đối với Tam sát thì phương thức hóa giải đã trích dẫn ở trên, còn với Ngũ hoàng các quý vị cũng không nên quá hoảng sợ. Vì Ngũ hoàng chỉ phát tác sát khí khi bị kích hoạt, như động thổ, tu tạo, chiếm môn, các loại ngoại sát khí thương sát, ốc tích sát, thiên trảm sát...hội cùng. Hoặc Ngũ hoàng hội cùng hướng tinh của vận bàn Tam, Thất, Nhị Hắc là tử khí.Để hóa giải Ngũ Hoàng không đơn giản như mọi người thường biết, người thầy phải quan sát phương vị mà Ngũ hoàng giá đáo, xem mức độ sát đến đâu mà đưa ra giải pháp, việc dùng pháp khí cũng nên cân nhắc. Mỗi nhà một pháp, tác giả không bàn đến phương pháp mà chỉ đưa ra các quy tắc hóa giải Ngũ Hoàng.
Như quý vị đã biết, Ngũ Hoàng là tối tôn tối thượng không được phép xúc phạm nó, nghiêm cấm dùng phép khắc chế Ngũ Hoàng. Nếu khắc thì hung tính của nó càng phát tác, nếu chế thì lại là các tăng cường thể lực cho Ngũ Hoàng. Cho nên chỉ còn cách hóa sinh cho nó là hợp với đạo tự nhiên nhất, cũng giống như người mẹ sinh con là phải lao tâm khổ tứ, tổn hao khí huyết. Việc lựa chọn phương pháp chế giải Ngũ hoàng là tối quan trọng, nếu không thì kết quả mang lại là phản tác dụng.
Mậu kỷ đô thiên đi đến phương vị nào là gây tai họa cho phương vị đó, nếu muốn hành sự thì phải dùng thiên can Giáp Ất mà chế đi, hoặc dùng nạp âm niên gia mà khắc nạp âm của Mậu Đô, Kỷ Đô.
Và cuối cùng bạn cũng không nên hoảng hốt sợ hãi khi năm nay ngôi nhà bạn đang phạm vào trục Bắc Nam. Bạn hãy yên tâm khi khu vực này của bạn không hành sự, không có ngoại sát khí, không có động tượng... Nếu vạn bất đắc dĩ phải hành sự thì bạn nên lựa chọn cho mình một vị Thầy có đủ năng lực hóa giải kẻo tiền mất tật mang.
(Nguyễn Tiến Dũng tổng hợp)
Để hiểu rõ căn nguyên, chúng ta hãy nói qua một chút về khái niệm “Phi Tinh”, phi = bay, tinh = sao. Đó là một môn học cổ đại nghiên cứu về nguyên lý biến hóa của 9 số Lạc Thư hoạt hóa, thăng giáng trong bảng ma phương cơ sở (bảng Lạc Thư). Vì bảng Lạc Thư chỉ có 9 cung cho lên mỗi sao (mỗi số) phải di chuyển (phi) 9 lần đủ 9 vị trí, 9 hướng, 9 cung trong bảng Lạc Thư bao gồm 8 hướng ngoại vi và 1 hướng trung tâm 9*9=81 bước mà người xưa gọi là “Lường Thiên Xích” (thước đo trời). Người ta dùng sự hoạt hóa trường khí của 9 sao này để phán đoán cát hung trong các bộ môn dự báo cổ như: lịch toán “tam nguyên, cửu vận”, trạch cát, nhân sự...và sau này là địa lý phong thủy. Cả bộ môn Bát Trạch nghiên cứu về tổ hợp cung phi phối với các hướng cũng được dựa trên nguyên lý “Phi Tinh” của bảng Lạc Thư ma phương.
Lại nói tiếp về khái niệm “Huyền Không”, huyền = đen, không = trống rỗng. Trong “Bách khoa toàn thư” viết: “Huyền Không là đạo lý vô hình, không thật”, vì vậy mới có rất nhiều môn phái trong địa lý phong thủy dùng chữ “Huyền Không” để đặt tên cho dòng phái của mình. Ví dụ như “Huyền Không Phi Tinh”, “Huyền Không Đại quái”, “Huyền Không Lục Pháp”, “Huyền Không vô thường”... và bây giờ còn có cả “Huyền Không hữu thường” nữa. Bên Tàu có lúc còn nổi lên “Huyền Không lục đại phái” gồm: Vô thường phái, Quảng Đông phái, Thượng ngu phái, Tương sở phái, Tô Châu phái, Điền Nam phái. Ấy vậy mà họ Thẩm và có cả một số các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn ngộ nhận Huyền Không là dùng các con số từ 1 đến 9 trong bảng Lạc Thư ma phương để biểu thị sự thay đổi, biến hóa của 9 ngôi sao trong không gian Hà đồ thì thật là lạ.
Để nghiên cứu sự hung sát của Ngũ Hoàng lưu niên phi tinh hàng năm phi (bay) đến phương vị nào của niên bàn phi tinh, người ta dùng bộ môn “Huyền Không phi tinh” (HKPT) để trắc định ngôi sao này. Huyền Không phi tinh phái, chủ trương lấy sao nguyên vận nhập trung cung, phân ra làm 2 bàn sơn và hướng, xác định hung cát bằng cách xem sinh vượng hoặc thoái sát tổ hợp của các sao, phối hợp cùng với hình thế loan đầu của trạch vận. 9 ngôi sao trong HKPT có đặc tính riêng của nó, cũng như con người có bản chất, cá tính của mỗi cá nhân. Các đặc tính này được nuôi dưỡng, chịu tác động của môi trường mà nó đóng mà sinh ra cát khí hoặc hung khí. Môi trường đó gồm có khí của các chủ tinh, khách tinh, vận tinh, sơn tinh, hướng tinh, lưu niên, nguyệt, nhật phi tinh, khí nhân mệnh... và cả hình khí loan đầu ở đó nữa. Vì vậy khi xét cát hung của một chính tinh trong bàn thức thì phải kết hợp tất cả các yếu tố xung quanh nó. Việc xét đoán đơn độc chỉ mang tính liệt kê các đặc tính riêng của nó mà thôi.
Quay lại với chủ đề chính, Ngũ Hoàng tinh năm Mậu Tuất 2018 phi đáo Khảm cung (Bắc phương). Đặc tính của Ngũ Hoàng cũng như cách nó phi đáo trong niên bàn không cần nhắc lại nữa, vì điều này đối với các bạn quan tâm về phong thủy đã trở thành quá đỗi phổ thông. Ở đây tác giả cần bàn đến cách chúng ta luận hung sát của nó ra sao trong môi trường mà nó đóng.
Tử bạch quyết viết: “Tử bạch phi cung, biện sinh vượng thoái sát chi dụng. Tam nguyên khí vận, phán thịnh suy hưng phế chi thời”. Như vậy đã rõ, phi tinh là dụng, vận tinh là thể. Xét niên bàn phi tinh cũng không nằm ngoài quy tắc đó, lấy niên bàn phi tinh là dụng (khách tinh), còn vận bàn làm thể (chủ tinh), thường luận phi tinh tổ hợp không dùng phi tinh nguyên đán bàn kết hợp với khách tinh. Mậu Tuất niên 2018 thuộc vận 8 hạ nguyên đương đại cho nên cung Khảm phương bắc sao Tứ Lục phi đáo là chủ tinh, niên phi tinh Ngũ Hoàng là khách tinh. Tứ Lục mộc, Ngũ Hoàng thổ, mộc khắc thổ, xét về quan hệ chủ khách, chủ khắc khách là cái khắc vô tình, vì vậy Ngũ Hoàng càng tăng thêm hung tính (trong nguyên tắc giải Ngũ Hoàng chỉ được phép hóa, không được phép chế, vì Ngũ Hoàng là tối tôn, tối thượng, ai dám mạo phạm?). Trong HKPT tối kỵ Ngũ Hoàng hoàng bị khắc, Huyền không bí chỉ viết “Ngã khắc bỉ nhi phản tao kỳ nhục, nhân tài bạch nhi táng thân”. Vận tinhTứ Lục khắc niên tinh Ngũ Hoàng, mộc năng khắc thổ, mộc nhược thổ hưng không khắc nổi thành “phản tao kỳ nhục”. Ngã khắc vi tài, nếu có tài thì cũng chỉ để “táng thân” mà thôi.
Ngũ Hoàng gặp Tam Bích, Tứ Lục nếu suy nhược thì dễ phát sinh phong bệnh, trúng phong, ôn bệnh, thần kinh suy nhược... Trả thế mà Phi tinh phú nói “Bích Lục phong ma, tha xứ Liêm Trinh mạc kiến” “Hàn hộ tao ôn, Lục tự Tam Liêm giáp Lục”. Nếu năm nay phương Bắc nhà bạn lại gia lâm thêm sơn tinh hoặc hướng tinh là Tam Bích hội cùng Ngũ, Tứ thành bộ “Tam, Liêm, Lục” thì nguy to.
Tứ lục Tốn quái nhân thể vi nhũ (vú), Ngũ Hoàng vi độc chứng, Ngũ Tứ giao hội phát sinh nhũ bệnh “Nhũ ung hề, tứ ngũ” (Phi tinh phú).
Ngoại loan đầu cũng là một nguyên nhân chính làm tăng sát khí của Ngũ Hoàng. Ngũ Hoàng danh Liêm Trinh, tượng sơn hình hỏa, vì thế loan đầu nhà bạn ở vị trí này có sơn, sa, hoặc các công trình kiến trúc mang hình dạng của Liêm Trinh càng gần thì càng gây hung họa. Nếu là ngã ba sông, ngã ba đường thì hung họa nhân lên gấp bội, bạn hãy mau mau tìm cách giải cứu vì “Ngũ Hoàng phi đáo tam xoa, thượng hiềm đa sự” (Phi tinh phú).
Còn nữa, Mậu Tuất niên 2018 tam sát lại hội cùng Ngũ Hoàng cùng một vị trí cho nên hung chồng hung, nhân sự của bản trạch nhiều người có mệnh quái, hoặc đang hành đại vận có ngũ hành hỷ dụng thần của bát tự mà sinh, khắc Ngũ Hoàng , hoặc bị Ngũ Hoàng khắc thì cũng cần phải giải cứu.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nữa tác động làm cho Ngũ Hoàng thêm hung sát, nhưng tùy thuộc bạn đang ở thời điểm nào trong lục thập hoa giáp
Nói tóm lại, bản chất của Ngũ Hoàng là độc, nhưng sự độc đó phát tác như thế nào còn phụ thuộc vào môi trường tác động đến nó.Như vậy không phải hoàn toàn bản trạch nào năm nay phương Bắc phạm Ngũ Hoàng cũng bị sát. Nếu ngôi nhà bạn tại vị trí đó không hội các yếu tố trên thì bạn cứ yên tâm kê cao đầu mà ngủ.
Phương pháp hóa giải còn tùy thuộc vào môn phái, tùy thuộc vào loại sát khí nào mà đưa ra cụ thể, chứ không thể hóa sát một cách chung chung thì kết quả không cao, hoặc vô tác dụng, hoặc phản tác dụng. Vì vậy việc đưa ra phương pháp hóa giải không nằm trong khuôn khổ bài viết này, mong các quý vị hoan hỷ.
Cảm ơn các quý vị đã quan tâm!
Trọng xuân Mậu Tuất 2018
Nguyễn Tiến Dũng cẩn bút.
----------------------
2018 MẬU TUẤT NIÊN VÀ NỖI SỢ "THÁI TUẾ, TAM SÁT, NGŨ HOÀNG, MẬU KỶ ĐÔ THIÊN SÁT" CÓ NÊN QUÁ LO LẮNG?
THÁI TUẾThái tuế đại diện cho thời gian và không gian của một năm, thời gian chính là can chi của thái tuế trong lục thập hoa giáp, còn không gian chính là phương vị của thái tuế trong hậu thiên bát quái. Hai yếu tố không gian và thời gian đều có sự ảnh hưởng đến nhị trạch. Trong phong thủy thường nói “Trạch phạm thái tuế, động triếp chiêu hung”, “Thái tuế đầu thượng bất khả động thổ”. Sách Hiệp Kỷ còn nói “Tăng Văn Mông nói rằng: cát chẳng cát tại tu thái tuế, hung chẳng hung tại phạm thái tuế. Thái tuế ở tại chỗ nào, nên tạo táng, nên dời nhà đến, nên lợp nhà, đều là tu sửa vậy. Không nên dỡ bỏ hủy hoại, đào hầm hố, đào ao đều là phạm vậy”.
Gia trạch có đại môn triều hướng thái tuế thì gọi là “Thái tuế lâm môn”, đại môn là động khẩu, nơi xuất nhập, vì vậy mới mạo phạm thái tuế. Để hóa giải người ta thường dán một lá bùa “Ngũ hành khai vận phúc”.
Năm Mậu Tuất 2018 thái tuế tại tây bắc phương, tuế phá tại đông nam phương, do vậy 2 phương này không thể động thổ, phá nhà hủy tường… dễ gây đại họa. Khu vực có thái tuế nên dọn dẹp sạch sẽ, thanh tịnh, không được để các vật dụng, hoặc đồ vật uế tạp, xúc phạm đến thái tuế dễ sinh ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe, học hành và tình cảm. Gia trạch phạm “Thái tuế lâm môn” thì cần phải lập bài vị thái tuế mà cung phụng thường xuyên trong năm.
TAM SÁT
“Thông thư” nói rằng: “Tam sát chỉ kỵ tu phương, trước hết theo phương cát bắt tay làm,liên tiếp đó tu sửa thời không sao. Như năm Tý tam sát tại Tỵ Ngọ Mùi, nếu phương Tốn, Khôn có cát tinh thời theo phương Tốn khởi công, liên tiếp đến phương Tỵ Ngọ Mùi, đến phương Khôn dừng công việc cũng được. Chỉ kiêng việc tu sửa phương Tỵ Ngọ Mùi vậy.“Tuyển trạch Tông kính” viết: “Tam sát vẫn là sát cực mạnh, Phục binh, Đại Họa là thứ. Muốn chế phục chỗ đến đó, nếu chiếm sơn thời tạo táng thời phải kỵ, duy chiếm phương có thể chế mà tu sửa vậy. Phếp chế là
- Cần tam hợp cục để thắng được.
- Tam hợp được thời lệnh của tháng, tam sát là tháng hưu tù.
- Cần bản mệnh có Lộc mã quý nhân, bát tiết tam kỳ, nhật nguyệt chiếu lâm vào. Tiểu tu thời hoặc nguyệt hay nhật nạp âm khắc nạp âm tam sát, được một vài cát tinh đến phương, là có thể được.
Tam sát tại phương nam Tỵ Ngọ Mùi thời thuộc hỏa dùng năm tháng ngày giờ Thân Tý Thìn. Tại phương đông Dần Mão Thìn thuộc mộc dùng ngày tháng Tỵ Dậu Sửu. Tại Phương tây Thân Dậu Tuất thuộc kim dùng tháng ngày giờ Dần Ngọ Tuất. Hợi Tý Sửu tam hợp không có thổ cục không thể chế được nên kỵ ko dùng. Còn Thìn Tuất Sửu Mùi xung nhau.
Tăng Văn Mông cho trạch chủ Nhâm thân tu sửa ở phương tam sát Ngọ mùi, ông dùng năm Giáp thìn, tháng Mậu thìn, Ngày Nhâm tý, giờ Canh tý dựng cột lên cùng với mệnh sinh năm Nhâm thân thành thủy cục Thân Tý Thìn, để khắc hỏa sát, đó là một cái tốt. thiên can Giáp Mậu Canh là tam kỳ, hai chi Thìn Tý không tạp, Ngọ là tam hợp, mà Giáp Mậu canh Quý nhân tại Mùi. Năm Giáp phương Ngọ Mùi Canh ngọ, Tân mùi nạp âm thuộc thổ mà ththổ mà tháng Mậu thìn, Nhâm tý nạp âm đều là mộc khắc thổ. Mã ở Nhâm pDần, tuế lộc, tuế mà ở Bính dần đều đến ly là cát. Người xưa dùng khéo như thế đó.
Xét tam sát là chỗ xung thái tuế tam hợp, có thể hướng vào mà không có thể ngồi vào, vì vậy chiếm sơn thời tạo táng đều phải kị, chiếm phương có thể chể đi dùng tạm mà tu sửa.
Như vậy không thể luận các năm như nhau được. Năm Dần tỵ thân hợi sát tại phương sinh ra ta, là vị trí Thu khai bế lại dương ở khí hưu. Năm Thìn tuất sửu mùi sát tại phương ta sinh ra, là vị trí Trừ mãn bình, dương là khí tướng. Phép chế hóa tuy có khinh trọng nhưng cũng không giống nhau, mà cần có thể chế được hóa được biến hung thành cát.
Lại hóa sát biến khắc thành sinh, có khác với nghĩa của chế sát. Sát khắc ta thì dùng con của sát. Như kim sát khắc mộc tuế, dùng ngày giờ thủy cục, thời tiết kim để sinh mộc rồi. Tuế khắc sát dùng tài của sát. Như thủy tuế khắc hỏa sát, dùng ngày tháng giờ kim cục, thời tiết hỏa để sinh thủy rồi. dùng tử sát hưu, tài sát tù đều có diệu nghĩa. Duy mộc sát không có thổ cục, thời không dùng hỏa mà phải chế mới được. tháng tam sát cũng phỏng theo như thế.(dẫn từ Hiệp kỷ)
NGŨ HOÀNG
Ngũ Hoàng tinh danh Liêm Trinh, hiệu là Chính Quan, thiên can Mậu Kỷ, vị trí Ngũ Hoàng đóng tại trung ương, thiên tâm chính vị, tối tôn tối thượng, hiệu lệnh bát phương. Đóng đô ở trung ương, Ngũ Hoàng uy trấn thiên hạ, đại cát đại lợi. Vi hành bát quốc, hoàng cung trống trải, tiểu nhân lạm quyền, Ngũ Hoàng trở thành “Đô thiên sát thần” (đô=kinh đô, thiên=di chuyển chăng?), hoặc xưng “Chính quan sát”, “Ngũ hoàng đại sát”, “Mậu kỷ sát”...
Tại nguyên đán bàn, Ngũ Hoàng chính vị, khí thuận bát phương vì thế cát lợi. Khí Ngũ Hoàng chỉ phát động khi thay thế cho cung tinh nhập trung, mang khí của nó phi ra bát quốc tạo thành sát. Nguyên tắc tạo thành khí sát của Ngũ Hoàng đời nay chắc không mấy người tường tận. Nay giải thích rõ để sáng tỏ.
- Nhất nhập trung – Ngũ đại diện cho khí thủy của Nhất cư Ly, thủy hỏa xung khắc thành sát
- Nhị nhập trung - Ngũ đại diện cho khí âm thổ của Khôn cư Cấn, âm dương thổ khí xung khắc thành sát
- Tam nhập trung - Ngũ đại diện cho khí mộc của Chấn cư Đoài, kim mộc xung khắc thành sát
- Tứ nhập trung - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tốn cư Càn, kim mộc xung khắc thành sát
- Lục nhập trung - Ngũ đại diện cho khí kim của Càn cư Tốn, kim mộc xung khắc thành sát
- Thất nhập trung - Ngũ đại diện cho khí kim của Đoài cư Chấn, kim mộc xung khắc thành sát
- Bát nhập trung - Ngũ đại diện cho khí dương thổ của Cấn cư Khôn, âm dương thổ xung khắc thành sát
- Cửu nhập trung - Ngũ đại diện cho khí hỏa của Ly cư Khảm, thủy hỏa xung khắc thành sát
Ngoài ra trong tinh bàn huyền không còn xảy ra trường hợp Ngũ Hoàng nghịch phi tạo ra khí phục ngâm trở thành hung sát.
- Nhất nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thủy của Nhất cư Khảm thành phục ngâm
- Nhị nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thổ của Nhị cư Khôn thành phục ngâm
- Tam nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tam cư Chấn thành phục ngâm
- Tứ nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí mộc của Tứ cư Tốn thành phục ngâm
- Lục nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí kim của Lục cư Càn thành phục ngâm
- Thất nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí kim của Thất cư Đoài thành phục ngâm
- Bát nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí thổ của Bát cư Cấn thành phục ngâm
- Cửu nhập trung nghịch phi - Ngũ đại diện cho khí hỏa của Cửu cư Ly thành phục ngâm
Như vậy nguyên lý thành sát của Ngũ Hoàng đã rõ, trong huyền không chỉ có vận 5, hoặc những năm niên phi tinh Ngũ Hoàng đáo trung là Ngũ Hoàng vô sát khí. Chính vì vậy cổ nhân mới gọi nó là “Đô thiên sát” (tác giả cho rằng chữ “thiên” ở đây không phải là “trời”, mà nó là chữ thiên=di chuyển). Bất kể vận bàn hay niên bàn, các tinh nhập trung nếu thuận phi thì tạo thành khí xung sát, nghịch phi thì trở thành khí phục ngâm. Độc lực của Ngũ Hoàng gia tăng khi cung vị của nó giá lâm đang kỳ tử khí, tổ hợp cùng sát khí của vận tinh, sơn tinh, hướng tinh, hoặc nó hội cùng Lực sỹ,Thất sát, Tam sát, Thái tuế, Mậu kỷ đô thiên...hung chồng hung tai họa khó bề giải cứu. Lại nữa, Ngũ Hoàng chỉ vượng khí khi cư ở thiên tâm chính vị, khi phi ra bát quốc là trở thành sát khí. Vì vậy đặc tính của nó là ưa tĩnh không ưa động, phương vị của nó đóng nên hạn chế động tượng. Tác hại của Ngũ Hoàng mọi người đều rõ, không bàn đến nữa.
MẬU KỶ ĐÔ THIÊN SÁT
Mậu Kỷ Đô Thiên Sát còn gọi là Thổ Sát, Ngũ Hổ Sát, cùng với Ngũ Hoàng, Tam Sát là 3 loại lưu niên sát cần tránh. Người ta dùng thái tuế lưu niên ngũ hổ độn, độn đến phương vị có thiên can Mậu Kỷ thì phương vị đó là Mậu Kỷ Đô Thiên. Tại phương vị này không nên động thổ, an sàng, an thần vị, di chuyển các đồ vật, tu tạo (có sách nói chỉ kỵ tu không kỵ tạo)...Loại sát khí này gồm có Mậu Đô Thiên, Kỷ Đô Thiên, Giáp Đô Thiên. Mậu Đô thì thường hại nam nhân, Kỷ Đô thường hại nữ nhân, Giáp Đô thì lực nhẹ hơn. Ví như năm Mậu Tuất 2018, Mậu Đô tại Ngọ, Kỷ Đô tại Mùi, Giáp Đô tại Đinh.2018 MẬU TUẤT
- Thái tuế tại tây bắc
- Tuế phá tại đông nam
- Tam sát tại bắc
- Ngũ hoàng tại bắc
- Mậu đô thiên tại Ngọ
- Giáp đô thiên tại Đinh
- Kỷ đô thiên tại Mùi
Vậy là Mậu Tuất năm nay trục Nam- Bắc vô cùng bất lợi, có đủ cả 3 loại lưu niên sát Tam sát-Ngũ hoàng-Mậu kỷ đô thiên. Ba loại sát khí này đều không ưa động tượng, vì thế ở phương vị này nên an tĩnh. Đối với Tam sát thì phương thức hóa giải đã trích dẫn ở trên, còn với Ngũ hoàng các quý vị cũng không nên quá hoảng sợ. Vì Ngũ hoàng chỉ phát tác sát khí khi bị kích hoạt, như động thổ, tu tạo, chiếm môn, các loại ngoại sát khí thương sát, ốc tích sát, thiên trảm sát...hội cùng. Hoặc Ngũ hoàng hội cùng hướng tinh của vận bàn Tam, Thất, Nhị Hắc là tử khí.Để hóa giải Ngũ Hoàng không đơn giản như mọi người thường biết, người thầy phải quan sát phương vị mà Ngũ hoàng giá đáo, xem mức độ sát đến đâu mà đưa ra giải pháp, việc dùng pháp khí cũng nên cân nhắc. Mỗi nhà một pháp, tác giả không bàn đến phương pháp mà chỉ đưa ra các quy tắc hóa giải Ngũ Hoàng.
Như quý vị đã biết, Ngũ Hoàng là tối tôn tối thượng không được phép xúc phạm nó, nghiêm cấm dùng phép khắc chế Ngũ Hoàng. Nếu khắc thì hung tính của nó càng phát tác, nếu chế thì lại là các tăng cường thể lực cho Ngũ Hoàng. Cho nên chỉ còn cách hóa sinh cho nó là hợp với đạo tự nhiên nhất, cũng giống như người mẹ sinh con là phải lao tâm khổ tứ, tổn hao khí huyết. Việc lựa chọn phương pháp chế giải Ngũ hoàng là tối quan trọng, nếu không thì kết quả mang lại là phản tác dụng.
Mậu kỷ đô thiên đi đến phương vị nào là gây tai họa cho phương vị đó, nếu muốn hành sự thì phải dùng thiên can Giáp Ất mà chế đi, hoặc dùng nạp âm niên gia mà khắc nạp âm của Mậu Đô, Kỷ Đô.
Và cuối cùng bạn cũng không nên hoảng hốt sợ hãi khi năm nay ngôi nhà bạn đang phạm vào trục Bắc Nam. Bạn hãy yên tâm khi khu vực này của bạn không hành sự, không có ngoại sát khí, không có động tượng... Nếu vạn bất đắc dĩ phải hành sự thì bạn nên lựa chọn cho mình một vị Thầy có đủ năng lực hóa giải kẻo tiền mất tật mang.
(Nguyễn Tiến Dũng tổng hợp)
Leave a Comment