9 HUYỆT VỊ DƯỠNG SINH, ĐẨY LÙI MỌI BỆNH TẬT NẾU ĐƯỢC XOA BÓP HÀNG NGÀY

 Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.


1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo

- Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.


2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày

- Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.
Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.


3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau

- Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và an thần.
Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy ngay hiệu quả.



4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ

- Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy “đau nhẹ nhưng thoải mái” sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.


5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng

- Đông y có câu “Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.
Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.


6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương

- Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.


7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp

- Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng tử cung và buồng trứng.
Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema…
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.


8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch

- Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.
Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng…


9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc

- Khi xoa và ấn huyệt Dương lăng tuyền đồng thời cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.
Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn….

By: Nguyễn Quý Thanh https://www.facebook.com/luongy.nguyenquythanh

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.